TÀO NGA GIANG
Tại
vùng Thiệu Hưng 紹興 có một con sông rộng, do bởi nước sông không ổn định
nên thường gây ra tai hoạ lụt lội, nguy hại đến sự an toàn sinh mạng và tài sản
của bách tính.
Thời cổ
nhân vì khoa học chưa phát triển, chỉ có thể dùng mê tín để giải thích hiện tượng
thiên nhiên. Bách tính cho rằng mọi người đã mạo phạm đến thần sông, vì thế
hàng năm vào ngày mồng 5 tháng 5, người dân địa phương đều chuẩn bị vật phẩm đến
tế sông, hi vọng nước sông không dâng tràn.
Một năm
nọ, mọi người cử Tào Hu 曹盱 - người có danh vọng cao nhất đến tế.
Lúc bắt
đầu tế, Tào Hu mặc y phục nghiêm trang cử hành nghi thức. Mọi người nhìn ông
nâng hương, quỳ bên sông cầu bình an cho bách tính. Bỗng nhiên, một con sóng lớn
nổi lên cuốn Tào Hu ra giữa sông. Chỉ thấy dải áo của Tào Hu nổi trên mặt nước
trôi đi trôi đi. Tiếp đó, lại một con sóng lớn nổi lên, không thấy bóng dáng của
Tào Hu đâu nữa.
- Không được rồi! Tào tiên sinh bị nước cuốn
ra giữa sông. Mọi người mau cứu ông ấy!
Người
trong thôn nghĩ hết cách để cứu Tào Hu, nhưng không chỉ có gió lớn, mà nước
sông cũng chảy rất xiết, quả thực không có cách nào.
- Tào Nga! Không xong rồi, cha của con rơi xuống
sông rồi!
Mọi người
lập tức đem tin tức báo lại cho Tào Nga 曹娥
– con gái của Tào Hu mới vừa 14 tuổi.
- Sao? Cha của con rơi xuống sông à? Đến giờ vẫn
chưa cứu được sao?
Nói vừa
dứt lời, Tào Nga ngã ra hôn mê, mọi người vội cứu Tào Nga tỉnh lại. Tào Nga sau
khi tỉnh liền chạy đến bên sông.
- Tào Nga, Xin lỗi con, cha con hiện giờ vẫn
chưa vớt lên được.
Nghe những
lời đó, Tào Nga nôn nóng muốn nhảy xuống sông.
- Con bé khờ này, không được đâu con!
- Tào Nga! Đúng đó con, không được đâu!
Bởi đám
đông khuyên can nên Tào Nga mới không nhảy xuống sông. Nhưng, Tào Nga vô cùng
đau lòng.
Tuy người
trong thôn rất cố gắng, nhưng không có một chút tin tức gì. Qua 7 ngày sau, mọi
người đã bỏ ý định vớt cha Tào Nga.
Lúc bấy
giờ, chỉ có một người vẫn không từ bỏ cơ hội tìm kiếm, người đó chính là Tào
Nga.
Tào Nga
nghĩ rằng, mọi người đều từ bỏ tìm kiếm thi thể của cha mình, phận làm con,
mình nhất định phải tìm cho được.
Mấy
ngày liền, mọi người đều thấy Tào Nga đi đi lại lại bên sông, tiếng gọi cha bay
trong gió, tiếng kêu nghe rất đau lòng.
Một
ngày kia .....
- Không xong rồi! Tào Nga đã nhảy xuống sông.
Mọi người
vội đi vớt Tào Nga, nhưng không có kết quả gì.
- Con bé này quả thật là có hiếu, nhưng sao mà
khờ như thế?
Người
trong làng ai nấy đều buồn than.
- Mọi người mau ra xem! Thi thể hai cho con
Tào Hu nổi lên giữa sông kìa.
Mọi người
từ xa nhìn thấy thi thể hai cho con Tào Hu trôi giữa dòng sông, một con sóng lớn
lại nổi lên, sau đó không còn thấy thi thể hai cho con nữa.
Chẳng
bao lâu, lòng hiếu thảo của Tào Nga lan truyền khắp nơi. Để kỉ niệm Tào Nga,
người địa phương đã gọi con sông này là “Tào Nga giang” 曹娥江.
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn 25/8/2017
Nguồn
TRUNG QUỐC ĐỒNG THOẠI ĐÍCH XỬ THẾ TRÍ TUỆ
中國童話的處世智慧
Tác giả: Lâm Huệ Văn 林惠文
Đài Bắc huyện Trung Hoà thị: Hoa văn cương
Năm 2002 (Dân Quốc năm thứ 91)
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật