Dịch thuật: Sự ra đời của hoá tệ (tiếp theo)

SỰ RA ĐỜI CỦA HOÁ TỆ
(tiếp theo)

          Đồng bối 铜贝 mô phỏng theo hình dáng vỏ sò đúc ra chỉ là một loại đồng tệ, nó còn có nhiều hình chế khác.
          Về những hình chế khác của đồng tệ có thể phân làm 4  loại: bố tệ 布币, đao tệ 刀币, hoàn tệ 环币 và nghĩ tị tiền 蚁鼻钱. Bốn loại này đều từ vật thực chuyển hoá mà ra, mỗi loại có khu vực lưu hành và lịch sử phát triển.
          Trước tiên nói về bố tệ. Chữ (bố) ở đây không phải là chữ mang ý nghĩa như hiện nay, tiền thân của nó là một loại nông cụ hình xẻng, gọi là “bác”  . Chữ có khả năng là chữ giả tá đồng thanh. Loại nông cụ này phần đầu rỗng mà tròn, có thể tra cán gỗ; phần giữa dày và nặng, không dễ gãy được, phần
Dưới chân nhọn và mỏng, rất tiện cho việc làm cỏ. Lấy nó làm dạng thức đúc thành đồng tệ nên gọi là “bố tệ”.
          Bố tệ lúc ban đầu giống với xẻng, chỉ cần tra cán gỗ ở đầu, có thể thành nông cụ để sử dụng. Nó có vai cao chân nhọn, cho nên gọi là “tiêm túc bố” 尖足布. Về sau phần đầu dài ra, thể tích biến nhỏ và mỏng, bề mặt còn có khắc văn tự, nhân đó cũng gọi là “không thủ bố” 空首布. Về sau nữa phần đầu biến thành ngang bằng không rỗng, thế là xuất hiện “bình thủ bố” 平首布, lại xuất hiện thêm “phương túc bố” 方足布; để tiện sử dụng không đâm đau da thịt của người mang, phần vai và chân của nó phát triển thành dạng tròn, như vậy xuất hiện “viên túc bố” 圆足布. Một số “viên túc bố” ở phần đầu và 2 chân đều có 1 lỗ tròn, gọi là “tam khổng bố” 三孔布. Mặt lưng có văn tự biểu thị trọng lượng hoặc giá trị, loại lớn là “lưỡng” , loại nhỏ là thập nhị thù ( tức (thù), thời cổ 24 thù là 1 lượng)
          Bố tệ chủ yếu lưu hành tại các nước Nguỵ, Hàn, Tần vùng trung du Hoàng hà lấy nông nghiệp làm chính, đại để từ bắt đầu từ thời Tây Chu đến thời Chiến Quốc, có được mấy trăm năm lịch sử.
          Nước Tề phía đông và nước Yên phía bắc vào thời cổ lúc bấy giờ sử dụng đao tệ
          Hình dáng đao tệ giống chiếc dao, chỉ là phần lưỡi không bén nhọn. Nó là  từ một loại công cụ đánh bắt cá thời cổ gọi là “đồng tước” 铜削 biến hoá mà ra.
          Đao tệ có 2 loại lớn và nhỏ. Tiểu đao chủ yếu thông dụng tại nước Yên, đại đao thông hành tại nước Tề. Chủng loại của tiểu đao rất nhiều, có “châm thủ đao” 针首刀 đầu nhọn, thân ngắn chất mỏng; “tiêm thủ đao” 尖首刀 đầu nhọn, cán nhỏ; “minh đao” 明刀 có đúc chữ ; “viên thủ đao” 圆首刀 phần đầu tương đối bằng và láng. Thể tích của đại đao tương đối lớn và nặng, còn gọi là “Tề đao” 齐刀. Về sau việc đúc và lĩnh vực phát hành mở rộng hướng đến tây bắc, tại nhiều nơi cùng sử dụng với bố tệ.
          Theo sự diễn tiến của bố tệ và đao tệ, lại xuất hiện “hoàn tệ” 环币, hình trạng của nó khác hoàn toàn với bố tệ và đao tệ, vừa không giống xẻng, lại không giống dao mà là tròn, ở giữa có một lỗ tròn, cho nên gọi là “viên tiền” 圆钱.
          Hoàn tiền là từ phương luân 纺轮 (xem hình 1 - ND) – một loại công cụ dùng trong dệt vải diễn biến mà ra. Trung Quốc cổ đại, phương luân sớm nhất là dùng đá mài thành, chính giữa có lỗ tròn, gắn vào đó là một thanh cây, có thể dùng xe tơ, xe sợi gai; về sau mới đổi dùng bằng gốm và bằng đồng. Tiền thân của hoàn tiền là từ phương luân bằng đồng, hình trạng lớn nhỏ của nó đều gần giống nhau.
          Hoàn tiền có khả năng sản sinh từ nước Nguỵ, về sau lưu hành đến các nước chư hầu khác. So với bố tệ và đao tệ, kế số của nó và việc mang theo bên người càng tiện lợi hơn, nguyên nhân rất đơn giản: nó vừa giống bố tệ không dễ bị gãy, lại giống đao tệ có lỗ có thể xâu lại, cho nên về sau nó dần thay thế bố tệ và đao tệ. Đến thời Chiến Quốc, trừ nước Sở ở phía nam ra, các nước chư hầu khác đã sử dụng hoàn tệ phổ biến.
          Thế thì, nước Sở lúc bấy giờ dùng hoá tệ gì? Nước Sở sử dụng “nghĩ tị tiền” 蚁鼻钱 đúc bằng đồng và “kim bính” 金饼 đúc bằng vàng.
          Ngoại hình của nghĩ tị tiền giống vỏ sò, chỉ có điều là nhỏ hơn vỏ sò, xem ra là từ mô phỏng vỏ sò chuyển hoá mà ra. Có loại trên bề mặt có đúc 1 chữ (xem hình 8 - ND), hình trạng của nó giống con kiến; có loại đúc chữ (khốc), phần dưới nhô ra, giống chiếc mũi người. Đại khái 2 chữ trên bề mặt, đến nay vẫn chưa giải thích được duyên cớ 2 chữ đó, cho nên gọi nó là “nghĩ tị tiền”, cũng có  người gọi loại sau là “quỷ kiểm tiền” 鬼脸钱, bởi  chữ đó mọi người tưởng tượng ra gần giống với mặt quỷ.
          Nghĩ tị tiền so với bối tệ đương nhiên là tiên tiến hơn, nhưng về phương diện mĩ quan tinh xảo khi đúc sự tiện lộ mang theo bên mình, hiển nhiên so với bố tệ, đao tệ thì kém xa. Điều đó có liên quan đến kinh tế, văn hoá của nước Sở lúc bấy giờ lạc hậu hơn so với các nước phía bắc.
          Thế thì, nước Sở với kinh tế, văn hoá lạc hậu, sao lại đem vàng mà đến nay vẫn là loại kim loại quý đúc thành “kim bính” làm hoá tệ sử dụng?  Hoá ra nước Sở có nhiều nơi có nhiều vàng, nói một cách tương đối, thứ vàng đó có nhiều hơn so với các nước chư hầu khác.
          Kim bính của nước Sở là từng thỏi nhỏ hình vuông, bên trên đúc 2 chữ : một chữ là (viên), có lẽ là đơn vị hoá tệ, hoặc là đơn vị trọng lượng; một chữ là địa danh, như (dĩnh) (đô thành nước Sở, nay là huyện Giang Lăng 江陵 tỉnh Hồ Bắc 湖北), hoặc (trần) (từng là tên nước, sau khi bị Sở diệt trở thành địa danh).
          Vàng thể tích nhỏ, giá trị lớn, không bị rỉ sét, tính chất rất ổn định, thích hợp làm hoá tệ. Nhưng sản lượng của nó lại ít, không thể thay đồng tệ. Về sau Tần Thuỷ Hoàng 秦始皇 kiến lập vương triều thống nhất, hoá tệ thống nhất vẫn là đồng tệ.
          Từ sự xuất hiện bối tệ đến việc sử dụng rộng rãi đồng tệ, là giai đoạn sản sinh hoá tệ cổ đại Trung Quốc. Văn hoá  hoá tệ là một bộ phận tổ thành của cả chỉnh thể văn hoá, cũng là một loại phản ánh sự phát triển kinh tế xã hội.
         Từ những giới thiệu vắn tắt ở trên có thể thấy, văn hoá hoá tệ cổ đại Trung Quốc rất phát triển. Nhất là đồng bối, vẫn là hoá tệ kim thuộc được nhân loại sử dụng sớm nhất, nó  chiếm một địa vị tương đối quan trọng trong lịch sử văn hoá  hoá tệ thế giới.

Phụ lục của người dịch

「纺轮」的圖片搜尋結果
1- Phương luân (di chỉ Hà Mẫu Độ)

「方足布」的圖片搜尋結果
2- Bố tệ thời Chiến Quốc - phương túc bố

「尖足布」的圖片搜尋結果
3- Bố tệ thời Chiến Quốc - tiêm túc bố

「圆足布」的圖片搜尋結果
4- Tam khổng viên túc bố đời Hán

「圆首刀」的圖片搜尋結果
5- Viên thủ đao

「尖首刀」的圖片搜尋結果
6- Tiêm thủ đao thời Chiến Quốc

「环钱」的圖片搜尋結果
7- Hoàn tiền thời Chiến Quốc

「蚁鼻钱」的圖片搜尋結果
8- Nghĩ tị tiền thời Chiến Quốc

「蚁鼻钱」的圖片搜尋結果
9- Nghĩ tị tiền

「金饼」的圖片搜尋結果
10 Kim bính thời Chiến Quốc

(Tư liệu từ mạng)

                                                   Huỳnh Chương Hưng
                                                               Quy Nhơn 16/8/2017

Nguyên tác
Trung văn
HOÁ TỆ ĐÍCH ĐẢN SINH
货币的诞生
Trong quyển
VĂN HOÁ NGŨ THIÊN NIÊN
Biên soạn: Vũ Nhân 羽人
Thiếu niên nhi đồng xuất bản xã
Previous Post Next Post