Dịch thuật: Kiến đền ơn

KIẾN ĐỀN ƠN

          Trung Quốc thời cổ lợi dụng một phương pháp công bằng để chọn người tài, gọi là “chế độ khoa cử”. Bất luận là người nghèo hoặc người giàu, đều có thể tham gia khảo thí, từ hương thí đến huyện thí đều là những người có thể quá quan trảm tướng, và có thể lên kinh ứng thí, tranh thủ công danh cao hơn.
          Nhưng, cự li từ kinh thành đến các nơi không như nhau, lại thêm giao thông không phát triển, cho nên người ứng thí cần phải dựa vào đặc điểm của nơi mình cư trú cùng tình trạng kinh tế của bản thân mà lên kinh thành trước nửa năm hoặc 1 năm.
          Có một anh học trò thông minh, tên là Đống Lương 棟梁. Anh ta cũng như nhiều học trò khác, lưng mang hành lí chuẩn bị lên kinh tham gia khảo thí. Nhưng nhà anh ta quá nghèo, nên đành chỉ một mình vác túi, đi bộ từ từ đến kinh thành.
          Một hôm đang đi trên dường, anh ta nhìn thấy nơi ngòi nước có một chiếc lá trôi.
          - Chà! Trên lá sao mà có một khối đen thế?
          Anh ta vô cùng hiếu kì, nhìn kĩ, hoá ra là một bầy kiến đen.
          - Bầy kiến thực là đáng thương.
         Anh ta lập tức lấy một nhánh cây dài vớt chiếc lá lên bờ, bầy kiến bò cả lên bờ. Chẳng bao lâu, anh ta quên mất chuyện ấy.
          Cuộc thi căng thẳng cuối cùng cũng đã xong.
          - Trời ạ! Sao ta lại sơ ý thế? Một chữ (thái) bé tí mà quên viết nét chấm, nhất định là thi rớt rồi!
          Đống Lương tại nhà trọ nghĩ tới sự sơ ý của mình lúc thi, lòng buồn vô hạn.
          Sau khi treo bảng, Đống Lương lại đỗ Trạng nguyên. Sự việc đó khiến anh ta vô cùng kì lạ, rốt cuộc là chuyện gì?
          Hoá ra, hôm đó quan chủ khảo phê duyệt gần cả vạn bài của thí sinh, đương lúc cảm thấy mệt mỏi, bỗng phát hiện trên bàn có  một bầy kiến đen bò tới. Quan chủ khảo cảm thấy trong lòng rất bực định gạt bầy kiến đi, nào ngờ bầy kiến bị một cú gạt, cả bầy ùn ùn bò tới đống bài thi.
          Đương lúc quan chủ khảo cầm lấy bài của Đống Lương, có một con kiến đen đang nằm ngay giữa chữ (đại) nhưng ông ta không hề phát hiện, chỉ thấy bài văn này viết quá hay nên quyết định lấy đỗ đầu.
          Đợi đến khi người nhập bảng với quan chủ khảo đi thăm, Đống Lương mới đem chuyện chữ “thái” viết thành chữ “đại” nói với quan chủ khảo.
          - Có chuyện đó à? Anh không viết sai chữ đó đâu.
          Lời của quan chủ khảo nửa tin nửa ngờ, thế là liền đem bài ra xem lại.
          - Anh xem, làm gì có chữ sai?
          Quan chủ khảo vừa nói xong, Đống Lương phát hiện trong chữ “thái” có một chấm đen đang từ từ di động, hoá ra là một con kiến đen.
          - Làm gì có chuyện kì lạ như thế?
          Quan chủ khảo cảm thấy rất kì lạ, Đống Lương lại càng kinh ngạc. Đột nhiên Đống Lương nhớ tới một sự việc.
          - Thưa tiên sinh! Những con kiến đó có lẽ chính là bầy kiến mà .....
          - Bầy kiến nào? Mau nói cho ta nghe.
          Thế là Đống Lương đem sự việc trên đường đi thi đã cứu một bầy kiến kể lại rành mạch. Quan chủ khảo nghe xong gật đầu:
          - Hoá ra anh còn là người có lòng tốt, ngay cả bầy kiến nhỏ bé mà anh cũng ra tay cứu, tương lai, anh nhất định sẽ là một quan phụ mẫu tốt.
          Quan chủ khảo vẫn quyết định lấy Đống Lương đỗ Trạng nguyên. Về sau, quả thực Đống Lương là một vị quan tốt hết lòng thương yêu bách tính.
         
                                                         Huỳnh Chương Hưng
                                                         Quy Nhơn 17/8/2017

Nguồn
TRUNG QUỐC ĐỒNG THOẠI ĐÍCH XỬ THẾ TRÍ TUỆ
中國童話的處世智慧
Tác giả: Lâm Huệ Văn 林惠文
Đài Bắc huyện Trung Hoà thị: Hoa văn cương
Năm 2002 (Dân Quốc năm thứ 91)
Previous Post Next Post