Dịch thuật: Bí ẩn sự kiện Tần Thuỷ Hoàng "khanh nho"

BÍ ẨN SỰ KIỆN TẦN THUỶ HOÀNG “KHANH NHO”

          Lục vương tất, tứ hải nhất 六王毕, 四海一 (1). Tần Thuỷ Hoàng 秦始皇 thống nhất 6 nước, khơi dòng cho sự thống trị phong kiến hơn hai ngàn năm ở Trung Quốc. Tần Thuỷ Hoàng thống nhất đo lường, thống nhất hoá tệ, kiến lập chế độ quận huyện ... thể hiện sự tiến bộ của lịch sử. Để thống nhất tư tưởng, ngăn chặn học trò chê bai huỷ báng triều chính, Tần Thuỷ Hoàng đã thu nạp kiến nghị của Thừa tướng Lí Tư 李斯, ban bố một loạt pháp lệnh:
Phần “Thi”, “Thư”, bách gia ngữ
”, “”, 百家语
(Đốt “Thi”, “Thư” cùng sách của bách gia)
Ngẫu ngữ “Thi”, “Thư” giả khí thị (sát đầu)
偶语” “, 弃市 (杀头)
(Người nào bàn về “Thi” “Thư” sẽ bị bêu đầu)
Dĩ cổ phi kim giả tộc (diệt)
以古非今者族 ()
(Người nào lấy xưa chê nay thì giết cả tộc)
          Lệnh đốt sách vừa ban bố, ngọn lửa ngùn ngụt, nhiều điển tịch văn hoá  quý giá bị ném vào lửa, gây nên hạo kiếp văn hoá để lại nỗi hận ngàn năm. Sách có thể bị huỷ diệt, nhưng lòng người khó mà san phẳng, những lời của các sĩ tử nghị luận triều chính vẫn còn bên tai. Thế là sau vụ đốt sách đại quy mô, Tần Thuỷ Hoàng tàn nhẫn chôn sống mấy trăm người. Đó chính là sự kiện “khanh nho” 坑儒 gió tanh mưa máu.
          Gây nên ngọn lửa kiếp nạn này là do bọn phương sĩ Lô Sinh 卢生và Hầu Sinh 侯生 trong cung bỏ trốn. Tần Thuỷ Hoàng tự cho uy đức của mình không ai sánh bằng, tự xưng “Thuỷ Hoàng Đế”, vọng tưởng trường sinh bất lão, có thể mãi làm hoàng đế, cho nên thiên phương bách kế tìm tiên cầu thuốc. Năm 219 trước công nguyên, Tần Thuỷ Hoàng tin theo những lời của Từ Phúc 徐福 – phương sĩ nước Tề, lệnh cho Từ Phúc dẫn theo đồng nam đồng nữ tìm núi tiên trên biển. Kết quả bọn Từ Phúc đi biệt không thấy tung tích, nghe nói, họ an cư lạc nghiệp trên một hòn đảo nhỏ, tự thành một nước. Tần Thuỷ Hoàng không chịu nản lòng, vẫn hao phí tài vật, cho phương sĩ đi tìm linh đan diệu dược bất tử. Lô Sinh 卢生và Phương Sinh 方生 chính là phương sĩ mà Tần Thuỷ Hoàng nuôi trong cung để luyện đan cho mình.
          Lệnh đốt sách ban ra rõ ràng nhắm đến sĩ tử, khiến Lô Sinh vô cùng bất an. Lô Sinh biết rõ, thuốc trường sinh bất lão không thể luyện thành, nếu không có đan được, thì nghiêm hình khốc pháp của Tần Thuỷ Hoàng sẽ giáng xuống đầu mình. Thế là phê bình Tần Thuỷ Hoàng bạo ngược, tham quyền thế, loại người này không đáng để tìm tiên dược cho hắn, mắng một trận như thế sau đó lẻn trốn. Tần Thuỷ Hoàng vốn đã tức giận với bọn thư sinh lấy xưa chê nay, nay lại thấy bọn Lô Sinh được nuôi dưỡng bỡn cợt mình, lửa giận bốc cao vạn trượng, liền hạ lệnh khanh nho. Khanh nho trò thực chất là hành động kế tiếp việc phần thư mà Tần Thuỷ Hoàng muốn thực hiện tư tưởng thống nhất.
          Bọn phương sĩ bị chôn sống có phải là nho sinh? Có người cho rằng, người mà Tần Thuỷ Hoàng giết là những người lừa gạt ông ta, cho nên bị chôn sống phải là bọn phương sĩ, “khanh nho” nói một cách chính xác là “khanh phương sĩ”. Có nhiều bài viết cho rằng, người bị chôn sống là nho sinh, có người cho rằng, người mà bị Tần Thuỷ Hoàng chôn sống có cả nho sinh lại có cả phương sĩ, trong đó nho sinh đông hơn. Tần Thuỷ Hoàng vốn dĩ khinh thường nho sinh, do bởi bọn phương sĩ bỏ trốn nên đã lây giận sang nho sinh,cho nên nho sinh trở thành nhân vật chính trong ngọn lửa tai nạn. Vì sự kiện khanh nho, con trưởng của Tần Thuỷ Hoàng là Phù Tô 扶苏 đã dâng lời can ngăn, trong lời can ngăn có câu “chư sinh giai tụng pháp Khổng Tử” 诸生皆诵法孔子, cũng đã chứng thực người bị chôn sống là nho sinh – học trò Khổng Tử (Tần Thuỷ Hoàng đại truyện 秦始皇大传)
          Thế thì, số lượng người bị chôn rốt cuộc là bao nhiêu? Trong Sử kí – Tần Thuỷ Hoàng bản kỉ 史记 - 秦始皇本纪 số lượng bị chôn là hơn 460 người. Trong Luận  hành – Ngữ tăng 论衡 - 语增 là 467 người. Riêng trong Chiếu định cổ văn thượng thư tự 诏定古文尚书序 của Vệ Hoành 卫宏 có đến 700 người bị giết. Mã Đoan Lâm 马端临 trong Văn hiến thông khảo – Học hiệu khảo 文献通考 - 学校考 khảo chứng rằng, Tần Thuỷ Hoàng tổng cộng 2 lần khanh nho. Lần đầu là sau khi bọn Lô Sinh bỏ trốn, Tần Thuỷ Hoàng hạ lệnh cho ngự sử tróc nã nho sinh ở khu vực Hàm Dương 咸阳, đích thân khuyên tròn định số là hơn 460 người, lấy tội danh là “yêu ngôn”, “phỉ báng” hạ lệnh chôn sống. theo sự mở rộng phạm vi khu vực thẩm vấn, bị phạm vào điều cấm vượt hơn 400 người, thế là lần thứ 2 khanh sát nho sĩ, chôn sống hơn 700 người.
          Liên quan đến sự kiện Tần Thuỷ Hoàng khanh nho lần thứ 2, có sử liệu ghi chép tỉ mĩ: Tần Thuỷ Hoàng trước tiên lệnh bí mật đào hầm trồng dưa tại Ôn Cốc 温谷 ở Li Sơn 骊山, sau khi đợi dưa chín, lệnh cho đám nho sinh xuống cốc để xem dưa. Đám nho sinh trong cốc vừa xem vừa tranh chấp không dứt, Tần Thuỷ Hoàng nhân cơ hội hạ lệnh lấp đất, hơn 700 nho sinh toàn bộ bị chôn sống (Chiếu định cổ văn thượng thư tự 诏定古文尚书序). Từ đó, Ôn Cốc ở Li sơn được gọi là “khanh nho cốc” 坑儒谷, đời Hán lại gọi nơi đây là “mẫn nho hương” 愍儒乡 hiện nay là tại Hồng Khánh bảo 洪庆堡 cách phía tây huyện Lâm Đồng 临潼 10 cây số. Hồng Khánh bảo cũng được gọi là “diệt văn bảo” 灭文堡, gần với truyền thuyết dân gian, do bởi ngọn lửa phần thư khanh nho mà đến nay đất ở nơi này đều có màu đỏ (Tần Thuỷ Hoàng đại truyện 秦始皇大传).
          Từ lúc khanh nho cho đến lúc nhà Tần diệt vong, đã bộc lộ rõ bản tính tàn nhẫn hẹp hòi của vị quân chủ chuyên chế Tần Thuỷ Hoàng. Ông ta có “uy nghiêm”, nhưng chỉ là biểu tượng, kì thực nội tâm của ông ta luôn lo sợ bất an. Cho đến lúc chết, Tần Thuỷ Hoàng cũng không tìm ra được linh đan diệu dược trường sinh bất lão. Năm 210 trước công nguyên, Tần Thuỷ Hoàng đã đến với mộ phần.

Chú của người dịch
1- Lục vương tất, tứ hải nhất六王毕, 四海一 : quân chủ của 6 nước bị diệt vong, bốn bể được thống nhất. Câu này trong bài A Bàng cung phú 阿房宫赋 của Đỗ Mục 杜牧 đời Đường.
                                                         
                                                                         Huỳnh Chương Hưng
                                                                          Quy Nhơn 04/8/2017

Nguyên tác Trung văn
TẦN THUỶ HOÀNG KHANH NHO CHI MÊ
秦始皇坑儒之谜
Tác giả: Ngô Phụng Ngọc 吴凤玉
Trong quyển
TRUNG QUỐC LỊCH SỬ CHI MÊ
中国历史之谜
Chủ biên: Lí Quảng Sinh 李广生
Thiên Tân: Bách hoa văn nghệ xuất bản xã, 2001
Previous Post Next Post