Dịch thuật: Tam gia phân Tấn (kì 10)



TAM GIA PHÂN TẤN
(kì 10)

          襄子为伯鲁之不立也, 有子五人, 不肯置后. 封伯鲁之子于代, 曰代成君, 早卒; 立其子浣为赵氏后. , 弟桓子逐浣而自立; 一年卒. 赵氏之人曰: “桓子立非襄主意.” 乃共杀其子, 复迎浣而立之, 是为献子. 献子生籍, 是为烈侯. 魏斯者 (1), 魏桓子之孙也, 是为文侯. 韩康子生武子; 武子生虔, 是为景侯.
          韩借师于魏以伐赵, 文侯曰: “寡人与赵, 兄弟也, 不敢闻命.” 赵借师于魏以伐韩, 文侯应之亦然. 二国皆怒而去. 已而知文侯以讲于己 (2), 皆朝于魏. 魏于是始大于三晋, 诸侯莫能与之争 (3).

Phiên âm
          Tương Tử vị Bá Lỗ chi bất lập dã, hữu tử ngũ nhân, bất khẳng trí hậu. Phong Bá Lỗ chi tử vu Đại, viết Đại Thành Quân, tảo tuất; lập kì tử Hoán vi Triệu thị hậu. Tương Tử tuất, đệ Hoàn Tử trục Hoán nhi tự lập; nhất niên tuất. Triệu thị chi nhân viết: “Hoàn Tử lập phi Tương chủ ý.” Nãi cộng sát kì tử, phục nghinh Hoán nhi lập chi, thị vi Hiến Tử. Hiến Tử sinh Tịch, thị vi Liệt Hầu. Nguỵ Tư giả (1), Nguỵ Hoàn Tử chi tôn dã, thị vi Văn Hầu. Hàn Khang Tử sinh Vũ Tử; Vũ Tử sinh Kiền, thị vi Cảnh Hầu.
          Hàn tá sư vu Nguỵ dĩ phạt Triệu, Văn Hầu viết: “Quả nhân dữ Triệu, huynh đệ dã, bất cảm văn mệnh.” Triệu tá sư vu Nguỵ dĩ phạt Hàn, Văn Hầu ứng chi diệc nhiên. Nhị quốc giai nộ nhi khứ. Dĩ nhi tri Văn Hầu dĩ giảng vu kỉ dã (2), giai triều vu Nguỵ. Nguỵ vu thị thuỷ đại vu Tam Tấn, chư hầu mạc năng dữ chi tranh (3).

Chú thích
1- Nguỵ Tư 魏斯: tức Nguỵ Văn Hầu 魏文侯, người kiến lập nước Nguỵ thời Chiến Quốc. Tên là Tư , một tên khác là Đô . Năm 445 trước công nguyên, nối ngôi kế tục Nguỵ Hoàn Tử 魏桓子. Khi tại vị, ông dùng lễ đối đãi hiền sĩ, việc quân theo các Nho gia như Tử Hạ 子夏, Điền Tử Phương 田子方, Đoàn Can Mộc 段干木 , dùng Lí Khôi 李悝, Địch Hoàng 翟璜 làm Tướng bên văn, Nhạc Dương 乐羊, Ngô Khởi 吾起 làm Tướng bên võ. Những người này xuất thân tiểu quý tộc hoặc bình dân, bắt đầu phát huy tác dụng về phương diện chính trị, quân sự, đánh dấu cho chính trị thế tộc bắt đầu thay thế bởi chính trị quan liêu.
2- Giảng : hoà giải
3- Chư hầu mạc năng dữ chi tranh 诸侯莫能与之争: thời Xuân Thu, Tấn là cường quốc rất quan trọng. Sau khi chia 3, Nguỵ là nước kế thừa chủ yếu của Tấn. Đầu thời Chiến Quốc, thời Nguỵ Văn Hầu, Nguỵ Vũ Hầu, Nguỵ là cường quốc trong 7 nước.

Dịch nghĩa
          Triệu Tương Tử nhân vì Triệu Giản Tử không lập người anh là Bá Lỗ làm người thừa kế, bản thân Triệu Giản Tử tuy có 5 người con, cũng không chịu lập người thừa kế. Triệu Tương Tử phong con của Bá Lỗ ở nước Đại, gọi là Đại Thành Quân, Đại Thành Quân mất sớm; lại lập con Đại Thành Quân là Triệu Hoán làm người kế thừa cho nhà họ Triệu. Sau khi Triệu Tương Tử chết, em trai là Triệu Hoàn Tử đuổi Triệu Hoán, tự lập làm quốc quân; kế vị được một năm cũng qua đời. Người nhà họ Triệu nói rằng: “Triệu Hoàn Tử làm quốc quân vốn không phải là chủ ý của Triệu Tương Tử.” Mọi người cùng nhau giết chết con của Triệu Hoàn Tử, rồi lại đón Triệu Hoán về, lập lên làm quốc quân, tức Triệu Hiến Tử. Triệu Hiến Tử sinh người con tên là Triệu Tịch, đó chính là Triệu Liệt Hầu. Nguỵ Tư là cháu của Nguỵ Hoàn Tử, chính là Nguỵ Văn Hầu. Hàn Khang Tử sinh người con tên là Hàn Vũ Tử, Vũ Tử lại sinh ra Hàn Kiền, được phong làm Hàn Cảnh Hầu.
          Nước Hàn mượn binh nước Nguỵ để đánh Triệu, Nguỵ Văn Hầu nói rằng: “Ta và nước Triệu tình như anh em, ta không thể đáp ứng được.” Nước Triệu cũng mượn binh nước Nguỵ để đánh Hàn, Nguỵ Văn Hầu cũng nói như thế để cự tuyệt. Sứ giả hai nước Hàn – Triệu đều giận bỏ về. Sau sự việc đó, hai nước được biết chính sách ngoại giao của Nguỵ Văn Hầu là để muốn hoà giải hai nước, thế là hai nước đều triều cống nước Nguỵ. Nước Nguỵ bắt đầu trở thành nước đứng đầu trong ba nước Nguỵ, Triệu, Hàn, các chư hầu quốc cũng không có nước nào dám tranh phong.

                                                              Huỳnh Chương Hưng
                                                              Quy Nhơn 18/6/2017

Nguồn
TƯ TRỊ THÔNG GIÁM
资治通鉴
Bắc Tống . Tư Mã Quang 司马光
Chủ biên: Nhậm Tư Vũ 任思
Bắc Kinh . Trung Quốc Hoa kiều xuất bản xã, 2013
Previous Post Next Post