TRONG HÁN NGỮ CỔ ĐẠI KHÔNG CÓ CHỮ 她
Trong
Hán ngữ hiện đại, chúng ta thường sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ 3 她 (tha) để chỉ giới nữ. Nhưng trong Hán ngữ cổ đại thì
không có chữ 她 này, để biểu đạt nhân xưng ngôi thứ ba, người thời trước sử dụng
chữ 之 (chi) hoặc 他 (tha). Chữ 他 trong thoại bản, hí khúc thời Tống, Nguyên có thể phiếm
chỉ hết thảy sự vật ngôi thứ 3, bao gồm nam, nữ và cả những loại không có sinh
mệnh.
Việc sản
sinh ra chữ 她 là vào hậu kì phong trào tân văn hoá, người sáng tạo
ra là Lưu Bán Nông 刘半农. Lúc bấy giờ phổ biến đề xướng văn bạch thoại, một số
lượng lớn đã tiến dẫn văn hoá hiện đại phương tây. Nhưng khi phiên dịch tác phẩm
văn học Âu Mĩ, nhân xưng ngôi thứ 3 trong Hán ngữ không thể phân biệt giới
tính, gây nên sự nhầm lẫn và không tiện lợi.
Lỗ Tấn 鲁迅 từng thử dùng qua chữ 伊
(y) để chỉ giới nữ, nhưng chữ này đến từ cổ Hán ngữ và phương ngôn phía nam
(nghĩa gốc không phải chuyên chỉ giới nữ). Khi sử dụng một là không thực tế,
hai là không thuận tiện, rất khó phổ biến rộng rãi.
Năm
1917, khi phiên dịch vở kịch Cầm hồn 琴魂 của nước Anh,
Lưu Bán Nông đã sáng tạo ra chữ 她, dẫn đến sự phản đối
và công kích của thế lực bảo thủ, dư luận tranh luận kịch liệt. Về sau, Lưu Bán
Nông biên soạn luận văn học thuật “Tha” tự
vấn đề “她” 字问题 , đồng thời gởi về Thượng Hải để đăng báo. Bài thơ mới
của ông Giáo ngã như hà bất tưởng tha 教我如何不想她 biểu đạt nỗi
nhớ của người con xa xứ đối với “tha” 她 - người mẹ tổ quốc.
Chữ 她 do Lưu Bán Nông sáng tạo đã kết thúc hiện tượng hỗn
loạn ở cách biểu đạt nhân xưng ngôi thứ 3 nam nữ trong Hán ngữ, phát triển
phong phú văn tự Hán ngữ. Lỗ Tấn từng đánh giá cao, nói rằng: “Sự sáng tạo ra
chữ 她 đã giáng cho một gậy”.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 17/5/2017
Nguyên tác Trung văn
Trong quyển
THÚ VỊ VĂN HOÁ TRI THỨC ĐẠI TOÀN
趣味文化知识大全
Thanh Thạch 青石 biên
soạn
Trung Quốc Hoa kiều xuất bản xã,
2013
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật