孔子世家贊
太史公 (1) 曰: “詩” (2) 有之: [高山仰止 (3), 景行行止 (4).] 雖不能至, 然心鄉往 (5) 之. 余讀孔氏書. 想見其為人. 適魯, 觀仲尼廟堂, 車服, 禮器, 諸生以時習禮其家, 余祗回 (6) 留之不能去雲. 天下君王至於賢人眾矣, 當時則榮, 沒則已焉. 孔子布衣 (7), 傳十餘世, 學者宗之. 自天子王侯, 中國言六藝 (8) 者折中 (9) 於夫子, 可謂至聖 (10) 矣!
(出自 “史記 . 孔子世家”)
KHỔNG
TỬ THẾ GIA TÁN
Thái Sử Công (1) viết:
“Thi” (2) hữu chi: [Cao sơn ngưỡng chỉ (3), cảnh hạnh
hành chỉ (4).] Tuy bất năng chí, nhiên tâm hướng vãng (5)
chi. Dư độc Khổng thị thư. Tưởng kiến kì vi nhân. Thích Lỗ, quan Trọng Ni miếu
đường, xa phục, lễ khí, chư sinh thời tập lễ kì gia, dư chi hồi (6)
lưu chi bất năng khứ vân. Thiên hạ quân vương chí ư hiền nhân chúng hĩ, đương
thời tắc vinh, một tắc dĩ yên. Khổng Tử bố y (7), truyền thập dư thế,
học giả tông chi. Tự thiên tử vương hầu, Trung Quốc ngôn lục nghệ (8)
giả chiết trung (9) ư Phu Tử, khả vị chí Thánh (10) hĩ!
(Xuất tự “Sử kí . Khổng Tử thế gia”)
Chú thích
1- Thái Sử Công
太史公: tức Tư Mã Thiên 司馬遷.
2- “Thi” hữu
chi “詩” 有之: 2 câu tiếp theo ở
“Thi . Tiểu nhã” 詩 .小雅
3- Cao sơn 高山: ví với đức
cao.
Ngưỡng 仰: ngưỡng vọng, ngưỡng mộ.
Chỉ 止: ngữ trợ từ
4- Cảnh hạnh 景行: ví đức hạnh
cao minh.
Hành 行: con đường.
5- Hướng 鄉: thông với chữ 向 (hướng), hướng đến.
6- Chi 祗: kính, cũng viết
là 低回 (đê hồi), quyến luyến không nỡ rời xa.
7- Bố y 布衣: y phục vải gai, là trang phục của bình dân, cho nên
dùng để chỉ bình dân.
8- Lục nghệ 六藝: lễ, nhạc, xạ,
ngự, thư, số.
9- Chiết trung 折中: căn cứ tiêu
chuẩn phán đoán đúng sai.
10- Chí Thánh 至聖: vị Thánh rất mực,
chí cao vô thượng.
KHỔNG TỬ THẾ GIA TÁN
Thái Sử
Công nói rằng, trong “Kinh Thi” có câu:
Núi cao nguy nga có thể khiến người ta
ngưỡng vọng
Đường lớn rộng rãi có thể để người ta đi
lại.
Mặc dù
ta không thể quay trở lại thời đại của Khổng Tử, nhưng trong lòng luôn hướng đến.
Ta đọc qua sách vở của Khổng Tử, có thể tưởng thấy được con người ông. Về sau
khi đến nước Lỗ, nhìn thấy tông miếu sảnh đường của Trọng Ni, xe cộ phục trang,
khí vật lễ nhạc, các Nho sinh theo thời diễn tập lễ nghi nơi nhà cũ của Khổng Tử,
ta quyến luyến quên cả về thậm chí lưu lại nơi đó mà không cách nào rời khỏi.
Từ cổ
chí kim, quân vương và hiền nhân trong thiên hạ, nhiều vô kể. Họ lúc sinh tiền
vinh diệu một thời, nhưng sau khi mất, không ai nhắc đến. Khổng Tử là một người
bình dân, đạo đức và học vấn của Khổng Tử truyền hơn 10 đời, các học giả đều
tôn sùng Khổng Tử. Trên đến thiên tử vương hầu, phàm là người giảng tập lục
kinh ở trung nguyên, đều lấy đạo trung dung của Khổng Tử làm tiêu chuẩn, để
phán đoán đúng sai. Có thể nói Khổng Tử là bậc Thánh nhân chí cao vô thượng.
Phân tích
Thể lệ
của Sử kí phân ra làm 5 loại: bản kỉ,
thế gia, liệt truyện, biểu, thư. Bản kỉ ghi về đế vương, thế gia ghi về công hầu,
liệt truyện ghi nhân vật anh hùng, biểu dùng biểu cách giản minh khái quát nhân
sự các thời kì, thư ghi chép chế độ điển chương văn vật.
Đoạn
văn này Tư Mã Thiên tụng tán Khổng Tử (tán là một loại văn thể), Khổng tử không
có địa vị vương hầu, nhưng Sử Công đã lấy việc Khổng Tử kế thừa truyền thống tốt
đẹp, khai sáng kỉ nguyên văn hoá, trở thành vị thầy của muôn đời, nên đặc biệt đưa
Khổng Tử vào thế gia để tuyên dương.
Đoạn
văn lấy chữ “Thánh” ở cuối làm tầm nhìn quán xuyến toàn văn, bộc lộ sự sùng
kính của tác giả đối với Khổng Tử. Chữ “Thánh” khó luận, tác giả đã lấy “cao
sơn, cảnh hạnh” để ví, điểm xuất 2 chữ
“hướng vãng”, biểu đạt lòng sùng kính vô hạn.
Năm 484
trước công nguyên, đại thần nước Lỗ là Quý Khang Tử 季康子
thỉnh Khổng Tử về nước, lúc bấy giờ, Khổng Tử đã 68 tuổi. Qua 5 năm, Khổng Tử
qua đời. Hoài bão chính trị của Khổng Tử tuy không thực hiện, nhưng Khổng Tử đã
dạy rất nhiều học trò, đối với văn hoá mấy ngàn năm của Trung Quốc đã có ảnh hưởng
rất lớn, cho nên Khổng Tử được tôn xưng là “Chí Thánh Tiên Sư” 至聖先師, là nhà tư tưởng, nhà giáo dục vĩ đại nhất trong lịch
sử Trung Quốc.
Huỳnh Chương Hưng
Quy
Nhơn 02/5/2017
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật