Dịch thuật: Đại đạo tung hoành

ĐẠI ĐẠO TUNG HOÀNH
BÀN VỀ CHỮ “HÀNH”

          Nhìn từ giáp cốt văn, kim văn, (hành) là ngã tư ngang dọc giao nhau, giống như hình chữ (thập), nghĩa gốc của nó là nút đường.
Trong Thi kinh – Đại đông 诗经 - 大东 có câu:
Trí bỉ Chu hành
置彼周行
Chu hành” tức đường lớn thông đến kinh đô Tây Chu.
          Trong Thi kinh – Thất nguyệt 诗经 - 七月:
Tuân bỉ vi hành
遵彼微行
“vi hành” tức đường nhỏ, cho nên nghĩa gốc của chữ là danh từ. Chúng ta cũng có thể khảo sát những chữ có kết cấu như: nhai , thuật , cù , xung ... Trong Thuyết văn 說文 có nói:
          Nhai, tứ thông đạo dã; thuật, ấp trung đạo dã; cù, tứ đạt vị chi cù.
          , 四通道也; , 邑中道也; , 达谓之衢         
(Nhai là đường thông bốn hướng; thuật là đường trong các ấp; cù là đường lớn trong thành chia ra các nhánh)
Riêng từ chữ (xung) mà nói, “xung” là đường thông, loại chữ hình thanh, có chữ và chữ (nguyên là chữ – đồng). là hình phù, là thông đạo, là nút đường. Trong Tả truyện – Chiêu Công nguyên niên 左传 - 昭公元年  có một câu chuyện cũng có thể nói rõ là nút đường. Từ Ngô Phạm 徐吾犯 nước Trịnh có một người em gái rất xinh đẹp, Công Tôn Sở 公孙楚 đã đưa sính lễ xin cưới làm vợ. Công Tôn Hắc 公孙黑 cũng đưa sính lễ xin cưới. Tử Sản 子產 biết được, nói rằng cô gái bằng lòng lấy ai thì gả cho người đó. Thế là cô gái được gả cho Công Tôn Sở. Công Tôn Hắc giận, muốn giết Công Tôn Sở, nhưng Công Tôn Sở đã chuẩn bị. Tiếp đó, trong Tả truyện ghi rằng:
Cập xung, kích chi dĩ qua (1)
及衝, 击之以戈 (1)
“Cập xung” là nói họ đã đến chỗ nút đường; “kích chi dĩ qua” là nói Công Tôn Sở dùng cây giáo đánh Công Tôn Hắc, thế là Công Tôn Hắc bỏ chạy. Từ đó, chúng ta có thể biết rõ, “xung” tức nút ngã tư đường thông nhau.
“Hành” từ nghĩa nút ngã tư đường dẫn đến nghĩa “hàng” trong “hàng lối”. Trong Lễ kí 礼记 có nói:
Trực giả viết hàng, hoành tại vi liệt
直者曰行, 横在为列
(Đường thẳng gọi là hàng, đường ngang có ở trong đó)
          Tục ngữ có nói “tung hoành thành hàng”, sau này không phân biệt hành dọc hay hàng ngang. Đường thành hàng, bất luận là dọc hoặc ngang, thường có nhiều người tập trung các ngành nghề lại, nhân đó lại dẫn đến nghĩa nghề trong 360 ngành nghề, như lương hàng 粮行, mộc hàng 木行, trúc hàng 竹行  v.v... Tiến thêm một bước dẫn đến nhưng từ ngữ như: hàng hoá 行货, hàng tình 行情 (giá cả thị trường), hàng thoại 行话 (tiếng lóng nghề nghiệp), hàng dung 行佣 (tiền thù lao cho người môi giới trong buôn bán).
          Chữ có thể phân tích thành 2 chữ  , 2 chữ này dùng liền nhau mang ý nghĩa đi đi lại lại, đi lui đi tới, biểu thị sự quanh quẩn không tiến lên. Đường Lan 唐兰 nói rằng:
          Phản sách vi xúc, dĩ đại biểu trịch trục; phản kiết vi quyết, dĩ đại biểu kiết quyết (2).
          反彳为亍, 以代表踯躅; 反孑为孓, 以代表蛣蟩 (2).
          Ngược với sách là xúc, dùng để đại biểu cho nghĩa đi đi lại lại; ngược với kiết là quyết, dùng để đại biếu cho con bọ gậy)
          Nhìn từ , chúng là động từ, cũng có thể làm động từ. Từ “hành” ở đại lộ dẫn đến ý nghĩa “hành” trong hành tẩu (đi lại). Trong Thuyết văn nói rằng:
Hành, nhân chi bộ xu.
, 人之步趋
(Hành là người rảo bước)
Thuyết văn đã đem nghĩa gốc của lí giải thành động từ, xem ra, Thuyết văn đã nhầm, từ danh từ chuyển hoá thành động từ. Động từ trong hành tẩu, ngoài nghĩa “đi” ra, còn mang nghĩa “xuất giá” 出嫁. “Nữ tử hữu hành” 女子有行  chính là “nữ tử xuất giá”. Như trong Cao đường phú 高唐赋 có câu:
Xích Đế Dao Cơ, vị hành nhi vong
赤帝女瑶姬, 未行而亡
(Con gái Xích Đế là Dao Cơ, chưa xuất giá mà đã mất)
Đó là nói nàng Dao Cơ chưa xuất giá mà đã qua đời. Trần Lâm 陈琳 trong Ấm mã Trường thành quật 饮马长城窟 có viết:
Kết phát hành sự quân
结发行事君
(Kết tóc xuất giá thờ chồng).
Chữ trong đó cũng chỉ xuất giá.
Trong Nghi lễ - Tang phục 仪礼 - 丧服 có câu:
Phàm nữ hành vu đại phu dĩ thượng viết giá, hành vu thứ nhân viết thích.
凡女行于大夫以上, 曰嫁行于庶人曰适
(Phàm con gái gả cho đại phu trở lên gọi là “giá”, gả cho thứ nhân gọi là “thích”)
Hành , giá , thích là từ đồng nghĩa.
          Hành trong hành tẩu về sau hư hoá thành phó từ. Như Tào Phi 曹丕 trong Dữ Ngô Chất thư 与吴质书 đã viết:
Tuế nguyệt dịch đắc, biệt lai hành phục tứ niên
岁月易得, 别来行复四年
(Năm tháng đổi thay, từ khi từ biệt đến nay sắp đã 4 năm)
Chữ ở đây có nghĩa là sẽ, sắp. Tron hí khúc thời Tống, Nguyên, còn có nghĩa là “bên chỗ tôi”, bên chỗ anh” (3), chữ trở thành đại từ chỉ thị, nó là từ danh từ chuyển dời mà thành. Chu Bang Ngạn 周邦彦 trong Phong lưu tử 风流子 viết rằng:
Tối khổ mộng hồn kim tiêu bất đáo y hành (4)
最苦梦魂今宵不到伊行 (4)
(Hồn mộng khổ nhất đêm nay không đến được người)
“Bất đáo y hành” chính là không đến bên người.
          Và trong Thiếu niên du 少年游 cũng của Chu Bang Ngạn:
Đê thanh vấn, hướng thuỳ hành túc, thành thượng dĩ tam canh
低声问, 向谁行宿, 城上已三更
(Hỏi nhỏ, nghỉ đêm lại ở chỗ ai kia, trên thành đã canh ba)
“Hướng thuỳ hành túc” chính là nói nghỉ đêm lại ở chỗ ai kia.

Chú của nguyên tác
1- Hoàng Khản 黄侃 Bạch văn thập tam kinh - Xuân Thu Tả truyện - Chiêu Công nguyên niên - Thất nguyệt 白文十三经 - 春秋左传 - 昭公元年 - 七月, trang 312, Thượng Hải cổ tịch xuất bản xã.
2- Đường Lan 唐兰 Trung Quốc văn tự học 中国文字学, trang 125, Thượng Hải cổ tịch xuất bản xã.
3- Văn Nhất Đa toàn tập (nhị) – Thi kinh thông nghĩa  闻一多全集 () - 诗经通义, trang 129, Khai Minh thư điếm.
4- Trương Tương 张相 Thi từ khúc từ ngữ thích 诗词曲辞语释, trang 679, Trung Hoa thư cục  xuất bản.

                                                         Huỳnh Chương Hưng
                                                          Quy Nhơn 27/5/2017
              
Nguyên tác Trung văn
ĐẠI ĐẠO TUNG HOÀNH
ĐÀM “HÀNH”
大道纵横
  “
Trong quyển
HÁN TỰ THẬP THÚ
汉字拾趣
Tác giả: KỶ ĐỨC DỤ (纪德裕)
Phúc Đán Đại học xuất bản xã, 1998
Previous Post Next Post