TỪ
“TÔNG BÍCH TỔ PHỐI” ĐẾN “KHUÊ BÍCH CHẾ ĐỘ”
Hạ tộc
thuộc tộc hệ Hoa tây, thường dùng các loại lễ khí lớn có cạnh như nha chương 牙璋, ngọc qua 玉戈, ngọc thích 玉戚, ngọc đao 玉刀 để biểu hiện quyền
uy thống trị. Thương tộc thuộc tộc hệ Đông Di, đã thừa tập truyền thống tộc hệ
Di Việt, chuyên dùng các loại ngọc khí có hoa văn, hình động vật để câu thông
nhân thần.
Theo
ghi chép, Trụ Vương 紂王 nhà Thương lúc nước sắp mất đã mặc “bảo ngọc y” 寶玉衣 được kết từ nhiều miếng ngọc có khắc hình động vật,
lên Lộc đài 鹿台 tự thiêu, hi vọng nhờ vào tinh khí của mĩ ngọc cùng
pháp lực của động vật để trở về thiên giới.
Từ sử
liệu văn tự trên giáp cốt văn, kim văn cùng những tư liệu khảo cổ mộ táng có thể
biết thời Thương, Chu những dụng cụ chứa đựng bằng thanh đồng đương nhiên là những
lễ khí trọng yếu, nhưng trong tế tự, ngọc lễ khí dùng để linh hồn thần tổ nương
tựa, cũng như để biểu hiện đẳng cấp thân phận tôn quý, so với thanh đồng khí
càng tôn quý hơn. Ngọc khí đời Thương trừ các loại có điêu khắc động vật ra,
còn có bích 璧, tông 琮, qua 戈 và thích 戚. Trong mộ tổ hợp mộ
chỉ ở Ân Khư 殷墟 An Dương 安陽, tại trước cửa mộ
hoặc giữa 2 cửa có chôn một miếng ngọc bích, nơi lỗ tròn ở giữa miếng ngọc còn
đặt viên đá xanh, thậm chí bôi sơn đỏ, đây có thể khi đặt móng thi công kiến
trúc và tế tự có liên quan với nhau. Miếng thương bích 蒼璧
được chôn rất giống với di vật ở văn hoá Miếu Nhị 廟二
hoặc văn hoá Tề Gia 齊家; một miếng bạch ngọc 白玉khác,
quanh lỗ tròn ở giữa nổi lên đường gờ, bề mặt ngọc có nhiều đường tròn đồng
tâm, đây là ngọc bích với tạo hình đặc thù xuất hiện vào cuối thời kì nhà
Thương, gọi là “đột duyên bích” 突緣璧 hoặc “hữu lãnh
bích” 有領璧.
Ngọc
tông 玉琮 là lễ khí trọng yếu trong văn hoá Lương Chử 良渚, văn hoá Tề Gia 齊家
thời tiền sử, đến thời Thương Chu vẫn thấy còn chế tác và tuỳ táng ngọc tông. Nhưng ngọc tông trong mộ táng đời
Thương được khai quật dó bởi mực nước quá cao hoặc bị lấy trộm nên không có
cách nào để hiểu cách sắp xếp vị trí ngọc tông trong mộ táng cùng công năng của
nó. Ngọc tông đời Thương có loại tứ giác lập thể hoa văn con ve (蟬 thiền), có loại chế tác vô cùng tinh xảo, như tiểu
tông đào được tại Ân Khư cao chỉ 1,18cm và 1,33cm, thậm chí được đặt trong miệng
của mộ chủ sử dụng như “ngọc hàm” 玉琀. Trong mộ táng thời Tây Chu, ngọc tông có thể dùng làm vật cột tóc,
hoặc bọc sinh thực khí, tựa hồ không có ý nghĩa về lễ chế. Vật trưng bày trong
Cố cung bác vật viện Đài Bắc cũng chứng minh vào thời Xuân Thu, Tây Hán, ngọc
tông có thể đã hoàn thành công năng lễ chế táng thất, được đổi thành vật kiện
có giá trị thực dụng.
Lễ kí 禮記 tuy thành sách vào thời Đông Chu ,
nhưng nội dung chủ yếu kí lục và chỉnh lí hệ thống nội dung lễ chế của gần một
ngàn năm trước đó có ghi chép nhiều về công năng của “tông”. Nhưng trong cuộc sống
hiện thực thời Đông Chu , giai cấp thống trị dường
như không nhận thức được loại ngọc đồng 玉筒
ngoài vuông trong tròn từ thời cổ lưu truyền lại. Cho nên trong các sách như Thượng thư 尚書, Thi kinh 詩經, Tả truyện 左傳 truyền lại lễ chế của quý tộc đời Chu ,
rất ít những ghi chép liên quan tới
“Tông”. Cũng có học giả cho rằng, đời Hán lưu hành đeo ngọc bội “Ngọc
cương mão” 玉剛卯 có khắc chú ngữ tị tà với thể trụ vuông ở giữa chính
là di chế của ngọc tông. Thuyết này có phù hợp với chân tướng lịch sử hay không
còn phải đợi nghiên cứu tìm hiểu.
Khi ý
nghĩa lễ chế của ngọc tông dần mất đi, địa vị lễ chế của “ngọc khuê” 玉圭 ngày càng nâng cao. Những năm đầu thời Tây Chu (thế kỉ
11 trước công nguyên), Vũ Vương 武王 bệnh nặng, khi Chu
Công 周公 cầu đảo tổ tiên 3 đời đã dựng ngọc bích trên đàn tế để
tổ linh quy phụ, trong tay cầm ngọc khuê đại biểu cho thân phận hướng đến tổ
linh cầu khấn. Từ đó đã tổ thành “khuê bích” 圭璧
được xem là ngọc lễ khí quan trọng nhất, trải qua hơn 3000 năm mãi cho đến đời
Thanh.
Trong mộ
táng của quý tộc cao cấp thời Tây Chu thường đem ngọc qua lớn xếp chồng lên ngọc
bích, cấu thành tổ hợp “khuê bích”, đặt trên ngực mộ chủ hoặc trên nắp quan. Từ
thời Đông Chu về sau, ngọc qua lớn dần diễn biến
thành loại ngọc khuê nhọn đầu (tiêm thủ khuê 尖首圭).
“Khuê bích” phát hiện ở di chỉ tế tự đời
Hán tại huyện Lễ 禮 tỉnh Cam Túc 甘肅
cùng với “ngọc nhân” 玉人 hợp thành tổ hợp ngọc
khí. Từ thời Chiến Quốc đến thời Tây Hán, ngọc khuê nhọn đầu cũng có thể có dạng
nhỏ, cùng với ngọc chương có cạnh hợp thành tổ hợp lễ khí tuỳ táng, như trong mộ
thời Tây Hán tại Sóc Châu 朔州 Sơn Tây 山西 đã khai quật được.
Từ thời
tiền sử đến thời Tây Chu, ngọc bích dùng để tế tự đa phần là bóng láng, chỉ có Văn
hoá Lương Chử vãn kì, trên ngọc bích có khắc hoạ phù hiệu dạng mật mã. Thời Tây
Chu lưu hành dùng bích 璧, hoàn 環, hoàng 璜 để trang sức, bề mặt
chạm khắc hoa văn rồng, phụng, thời Đông Chu có hoa văn mây, hoa văn cốc 穀, nhưng đa phần chúng được dùng làm linh kiện của tổ hợp
ngọc bội, ngọc hoàng trong một bộ ngọc dùng để đeo càng nhiều, ngọc bội càng
dài. Đương thời, lấy thước tấc của ngọc bội cùng số lượng nhiều ít để thể hiện
đẳng cấp thân phận của quý tộc.
Bắt đầu
thời Chiến Quốc, từ Sơn Đông đến các vùng như Hoàn 皖,
Ngạc 鄂, Tương 湘, trong phạm vi văn
hoá Sở rộng lớn, đột nhiên dùng với một số lượng lớn một loại ngọc bích chế tác
có đeo thêm viên ngọc nhỏ, sắc đen, trừ ngọc bích “cốc văn” đơn thuần ra, còn tăng
thêm loại “long phụng văn”, trong ngoài
từ 2 đến 3 vòng, chạm khắc từ vòng ngoài hướng vào vòng trong cùng với “cốc
văn”. “Long phụng văn” trên ngọc bích loại này từng trong một thời gian dài gọi
là “song thân động vật diện văn” 雙身動物面紋, nhưng trên
thân động vật có dạng hình vòng cung triển khai bên trái bên phải mỗi bên có nét
móc dạng “điểu văn” 鳥紋đơn giản. Giáo sư Lâm Dĩ Nại Phu 林已柰夫 nhiểu năm trước đây từng giải thích là “long phụng
văn”, hoa văn chính diện lấy 2 mắt làm chính là thần long, đó là điểm nhìn có sức
quan sát rất rõ. Loại ngọc bích này thường đạt đến 20 / 30 cm, “long phụng văn”
vòng ngoài có thể có đến 4 / 5 tổ hợp. Loại ngọc chạm khắc cốc văn hoặc long phụng
văn, chủ yếu dùng trong tế tự và tuỳ táng.
Loại ngọc
càng lưu hành bắt đầu từ thời Chiến Quốc đến thời Hán chính là “xuất khuếch
bích” 出廓璧. Vòng ngoài của ngọc bích nhô ra từ 1 đến nhiều khối,
chạm hoa văn trang sức rồng với phụng, rồng với con li (hổ)... Thời Đông Hán từng
thêm những lời cát tường, như “trường lạc” 長樂
bích, bề mặt của ngọc tiếp liền với bộ phận nhô ra, thứ tự chạm khắc ngược với
chiều kim đồng hồ: chủ đề chính gồm tứ thần thanh long, bạch hổ, chu tước, huyền
vũ, đem thần vật tượng trưng 4 phương đông tây nam bắc nối liền nhau sắp xếp
bên trong, thể hiện rõ ngọc bích tròn tượng trưng cho chỉnh thể vũ trụ. Từ những
lời cát tường như “trường lạc” 長樂, “vị ương” 未央 hàm ý “trường cửu hoan lạc” 長久歡樂, “sinh sinh bất tức, vĩnh vô chỉ tận” 生生不息, 永無止盡, càng biểu đạt sự mong muốn “vĩnh hằng” và “bất hủ” của
người xưa.
Nói một
cách đơn giản, tân thời đại thạch khí vãn kì, bất luận là trong văn hoá Lương
Chử Hoa đông, hoặc văn hoá hệ Long Sơn – Tề Gia, đều hình thành lễ chế “bích
tông tổ phối” 璧琮組配. Nhưng trải qua sự phát triển của hai đời Hạ và
Thương, đầu thời Tây Chu (khoảng năm 1046 trước công nguyên) đã phát triển
thành lễ chế “khuê bích tổ phối” 圭璧組配. Lễ chế này kéo
dài đến đời Thanh. Nhưng từ những văn hiến và hiện tượng khảo cổ có thể biết,
công năng lễ chế ngọc bích vượt qua ngọc khuê. Ngọc khuê chủ yếu dùng trong tế
tự, còn ngọc bích trừ tế tự ra, còn dùng rộng rãi trong việc mời gọi hiền sĩ, nạp
sính hoàng hậu v.v... Thời Đông Hán, vào ngày mồng 1 tháng Giêng hàng năm lúc
lên triều chúc mừng, chư hầu vương, liệt hầu đều phải cầm ngọc bích. Ngoài ra,
trong lễ chế tang táng, ngọc bích cũng có được địa vị trọng yếu nhất.
Ngọc tông
Ngọc tông
Ngọc bích
Ngọc bích
Ngọc khuê
Ngọc khuê
Ngọc thích
Ngọc thích
Huỳnh Chương
Hưng
Quy Nhơn 23/4/2017
Nguồn
KÍNH THIÊN CÁCH VẬT
TRUNG QUỐC LỊCH ĐẠI NGỌC KHÍ ĐẠO ĐỘC
敬天格物
中國歷代玉器導讀
Chủ biên: Đặng Thục Tần 鄧淑蘋
Quốc lập Cố Cung bác vật viện, năm Dân Quốc thứ 105.
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật