Dịch thuật: Ngọc chi đức

NGỌC CHI ĐỨC

          Từ năm 2000 đến năm 581 trước công nguyên, cũng chính là cách nay khoảng 4000 năm đến hơn 1400 năm, tổng cộng ước khoảng 2600 năm. Giở trang sử Trung Quốc, một quãng thời gian dài trải qua các triều: Hạ, Thương, Chu, Tần, Hán, Nguỵ Tấn Nam Bắc triều, tổng cộng 6 giai đoạn. 5 giai đoạn đầu có thể gọi là triều đại, giai đoạn thứ 6 về cơ bản ở vào thời kì phân liệt.
          Thời đại tân thạch khí, tiên dân sinh sống tại nơi mà nay là Trung Hoa phân làm 3 tập đoàn thị tộc lớn là Di , Việt , Khương . Tộc Khương chủ yếu phân bố tại trung và thượng du Hoàng hà, rìa phía nam cùng thung lũng Tứ Xuyên hiện nay, là tộc quần chủ yếu của khu vực Hoa Tây; còn 2 tập đoàn thị tộc Di và Việt một bắc một nam phân bố tại khu vực Hoa đông ở duyên hải, cả 2 có quan hệ mật thiết, đều tin nguồn gốc sinh mệnh tổ tiên của mình có quan hệ mật thiết với “huyền điểu” 玄鳥, trên ngọc khí mà họ chạm trỗ phần nhiều lưu hành chủ đề chính động vật trừu tượng, cụ tượng, nhân đó có thể gọi chung là tộc hệ “Di Việt”.
          Bốn triều đại chủ yếu Hạ, Thương, Chu, Hán ở vào khoảng thời gian từ năm 2000 trước công nguyên trở về sau (hai triều Tần và Tân vì quốc tộ quá ngắn nên không đề cập), vương thất lần lượt luân lưu hưng khởi ở Hoa  tây và Hoa đông. Trong quá trình những thế lực này luân phiên tiêu trưởng, văn hoá hai vùng đông tây cũng dần dung hợp. Đến thời Hán đại để đã thành nhất thể, cho nên sau này thông xưng nhân quần chủ yếu, văn tự và văn hoá của Trung Quốc là “Hán nhân” “Hán tự””Hán  văn hoá”. Cũng trong quá trình này, tư duy của tiên dân thời viễn cổ mê tín mĩ ngọc có “linh tính” đặc thù, theo sự tiến bộ của xã hội, chủ nghĩa nhân văn trổi dậy, học thuyết Nho gia hưng khởi mà đã dần bị đạo đức hoá.
          Hàm nghĩa sớm nhất của từ “đức tính” 德性 là chỉ “thiên sinh bỉnh phú” 天生秉賦 (trời sinh ra với tố chất vốn có), không liên quan gì đến thiện ác và đạo đức. Thời viễn cổ, mọi người tin rằng Thượng Đế (đời Chu bắt đầu gọi là “Thiên”) sai khiến động vật thần linh  đem sinh mệnh lực trao cho thuỷ tổ của thị tộc. Nhân đó những điêu khắc ngọc mang chủ đề động vật, trừ có thể kết hợp ‘tinh khí” của mĩ ngọc với “pháp lực” của động vật để câu thông nhân thần ra, càng thể hiện bỉnh phú thần linh mà tự thân thừa tập, cũng chính là “đức tính”; nhưng đến thời Đông Chu, mọi người đã dần quên ý nghĩa ban đầu ở ngọc mà mình đeo, Nho gia thì lấy thái độ tương đối lí tính, giải thích mĩ ngọc có các đặc tính tượng trưng “quân tử” có những mĩ đức như nhân, nghĩa, trí, dũng, khiết. Nghĩa gốc của từ “quân tử” chỉ “kẻ thống trị”, thời Đông Chu dưới hệ thống lí luận của Nho gia, đã chuyển hoá thành “phần tử tri thức với phẩm đức cao thượng”.

                                                       Huỳnh Chương Hưng
                                                       Quy Nhơn 15/4/2017

Nguồn
KÍNH THIÊN CÁCH VẬT
TRUNG QUỐC LỊCH ĐẠI NGỌC KHÍ ĐẠO ĐỘC
敬天格物
中國歷代玉器導讀
Chủ biên: Đặng Thục Tần 鄧淑蘋
Quốc lập Cố Cung bác vật viện, năm Dân Quốc thứ 105.
Previous Post Next Post