NGỌC CHI LINH
Thời đại
hồng hoang xa xôi, con người phấn đấu gian khổ với tự nhiên, chịu sự huỷ hoại
tàn phá vô tình của gió mưa nước lửa, càng nhận thức mặt trời nắm giữ mọi cơ hội
sống trong vũ trụ; bởi sự vận hành của mặt trời đã thúc đấy ngày đêm thay nhau,
lạnh nóng thế nhau, quyết định sự vinh khô của thực vật, cho tới cuộc sống no ấm
của nhân loại. Thứ mà gắn bó với sinh mệnh thịnh vượng không suy là “nguyên
khí” 元氣 hay còn gọi là “tinh khí” 精氣sinh
sôi mãi mãi trong vũ trụ. Nhân đó, người nguyên thuỷ tin tưởng rằng vạn vật
như thiên, địa, nhật, nguyệt, sơn,
xuyên, thảo, mộc ..., hiện tượng như gió mưa sấm chớp, đều có linh hồn, đều là
thần linh.
Tiên
dân tiện tay nhặt lấy trúc, gỗ, đá, xương, chế tác thành công cụ, phát hiện nhiều
loại đá đẹp vừa cứng không dễ vỡ, lại bóng láng, công cụ được chế tác từ chúng
được xem như “thần vật” giúp con người vượt qua những gian khổ khó khăn, đá đẹp
phát tán ánh sáng rất giống ánh mặt trời thúc đẩy cơ hội sống trên mặt đất. Những
đá đẹp như vậy có thể hàm chưa “tinh khí” trợ giúp cho sự sống. Người ta đã đặt
cho chúng một cái tên rất đẹp, đó là “ngọc”.
Tiên
dân tin tưởng “tinh khí” mà mĩ ngọc hàm chứa, có thể câu thông nhân thần. Nếu dựa
theo mô thức vận hành của vũ trụ, hoặc hình mạo tổ tiên của thị tộc để mài
giũa, thì càng nâng cao pháp lực cảm ứng. Năm tháng không ngừng tiến lên, giai
đoạn trung và vãn kì của thời đại tân thạch khí cũng chính là giai đoạn từ năm
6000 đến năm 2000 trước công nguyên (cách nay từ 8000 đến 4000 năm), từ thôn
xóm cư trú rời rạc phát triển đến liên minh thôn xóm tập trung, dần hướng đến sự
phát triển quốc gia. Xã hội phân hoá, giai cấp hình thành, những ông đồng bà cốt
có thể thông thần đã quản lí sự việc của con người, vương là người đứng đầu của
đám đồng cốt, họ thông qua mĩ ngọc hấp thu trí tuệ thần minh, đối thoại giao
lưu với trời đất.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 14/4/2017
Nguồn
KÍNH THIÊN CÁCH VẬT
TRUNG QUỐC LỊCH ĐẠI NGỌC KHÍ ĐẠO ĐỘC
敬天格物
中國歷代玉器導讀
Chủ biên: Đặng Thục Tần 鄧淑蘋
Quốc lập Cố Cung bác vật viện, năm Dân Quốc thứ 105.
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật