TÔN VŨ
(kì 3)
ĐÁNH BẠI SỞ VIỆT,
THỬ VUNG DAO MỔ TRÂU MÀ UY CHẤN CHƯ HẦU
Gian thần
nước Sở chuyên quyền, trung lương bị hại, chiến tranh liên miên. Các thuộc quốc
của nước Sở lần lượt phản loạn, một số chư hầu đã để ý nước Sở.
Mùa hạ
năm 506 trước công nguyên, nước Tấn 晋ủng hộ nước Thái 蔡 thôn tính nước Thẩm 沈,
một thuộc quốc của nước Sở. Nước Sở vây đánh nước Thái, thay nước Thẩm phục
thù. Nước Thái cầu viện nước Ngô 吴. Ngô Vương nói với
Ngũ Tử Tư và Tôn Vũ rằng:
- Chuẩn bị 5,6 năm, giờ thời cơ đã đến chăng?
Ngũ Tử
Tư, Tôn Vũ nói rằng:
- Đại Vương muốn cử binh đánh Sở, tất cần phải
có được sự trợ giúp của nước Đường nước Thái.
Ngô
Vương phái Ngũ Tử Tư đi liên hiệp nước Đường nước Thái. Hai nước Đường Thái vốn
là thuộc quốc của Sở. Có một năm, Thái Chiêu Hầu 蔡昭侯
mang một đôi ngọc và 2 chiếc áo da đi triều kiến Sở Vương. Lệnh doãn nước Sở là
Tử Thường 子常 hướng đến Thái Chiêu Hầu đòi ngọc và áo da. Thái
Chiêu Hầu không chịu đáp ứng nên bị giam lỏng. Chẳng bao lâu, Đường Thành Công 唐成公 đem 2 con ngựa quý đi triều kiến Sở Vương. Tử Thường
cũng hướng đến Đường Thành Công đòi ngựa. Đường Thành Công không chịu, cũng bị
giam lỏng. Sau 3 năm, hai người giao nộp ngựa và ngọc mới được phóng thích.
Thái Hầu
sau khi về nước, liên hiệp với các nước Tấn, Tống, Tề, Lỗ, Trần cùng phạt Sở. Trên
đường đi gặp mưa lớn, quân Tấn về lại nước, quân các nước khác cũng theo đó về
luôn. Thái Hầu lại muốn cùng nước Ngô phạt Sở. Mùa đông, Ngô vương bái Tôn Vũ
làm Thượng tướng, Ngũ Tử Tư làm phó tướng, tập kết binh lực toàn quốc, liên hiệp
cùng 2 nước Đường Thái, xuất sư phạt Sở.
Liên
quân tiến lên phía bắc, rồi thuận theo Hoài hà tiến về phía tây, quân Ngô vượt
qua nước Thái, Tôn Vũ hạ lệnh:
- Quân sĩ lên bờ, đi bộ tiến lên phía trước.
Quân
Ngô đi cả ngày đêm, nhắm biên giới nước Sở tiến như hoả tốc.
Nước Sở
triệu tập đại thần cử hành hội nghị quân sự, bàn việc tuyển tướng chống địch.
Cuộc tranh luận chưa xong đã bị gián điệp nước Ngô thám thính biết được. Ngũ Tử
Tử phái gián điệp phao tin:
- Nếu để công tử Kết 结 làm tướng,
chúng ta sẽ lấy đầu hắn, nếu để Lệnh doãn Tử Thường dẫn quân, chúng ta chỉ có
thể lui về 3 xá.
Sở
Vương trúng kế, bái Lệnh doãn Tử Thường làm tướng.
Tử Thường
chỉ huy 20 vạn quân Sở tiến ra tiền tuyến, quân Sở vừa đến bờ nam Hán thuỷ,
quân Ngô sớm đã đến phía bắc Hán thuỷ. Tôn Vũ hạ lệnh đóng trại tại khu vực Dự
Chương 豫章. Tướng nước Sở là Tử Thường cho rằng quân Ngô viễn chinh ngàn dặm, lương thảo vận chuyển khó
khăn, nhất định sẽ dùng chiến lược tốc chiến tốc quyết. Không ngờ, quân Ngô lại
án binh bất động. Tử Thường cũng hạ lệnh quân Sở đóng trại, canh phòng cẩn mật.
Tả Tư
mã Thẩm Doãn Thú 沈尹戍 nói rằng:
- Tôn Vũ án binh bất động phạm vào điều đại kị
của binh gia. Tướng quân tạm thời giữ quân Ngô ở đây, tôi thống lĩnh binh mã bản
bộ, thiêu huỷ chiến thuyền của quân Ngô, giữ Đại Toại 大隧, Trực Viên 直辕, Minh Mạch 冥陌. Tướng quân đón đầu đánh, tôi tập kích từ phía sau.
Tử Thường
đồng ý, Thẩm Doãn Thú lập tức dẫn quân đi vòng. Vũ Thành Hắc 武城黑 nói với Tử Thường:
- Quân
hai bên giằng co, bất lợi cho quân Sở, chi bằng tốc chiến tốc quyết.
Sử
Hoàng 史皇 nói với Tử Thường:
- Người nước Sở ghét tướng quân, yêu mến Tả Tư
mã. Nếu Tử Tư mã huỷ diệt thuyền quân Ngô thành công, sẽ một mình giành lấy chiến
công. Tướng quân phải nhanh chóng tấn công trước khi Tả Tư mã hành động.
Tử Thường
không nghĩ đến lời giao hẹn cùng Tả Tư mã Thẩm Doãn Thú, hạ lệnh vượt Hán thuỷ,
đóng trại tại khu vực núi. Quân Ngô vì trước sau đều gặp địch nên từng người ra
sức chiến đấu. Quân Sở do Tử Thường thống lĩnh cũng ra sức tác chiến, hai bên đại
chiến 3 lần. Quân Sở người đông nhưng tố chất kém, chỉ huy hỗn loạn. Quân Sở vừa
đánh vừa lui, lui đến Bách Cử 柏举. Quân hai bên giằng
co mấy ngày. Phù Khái 夫概 hướng đến Ngô Vương
thỉnh chiến:
- Quân ta trước tiên phát khởi tấn công, quân
Sở tất loạn. Quân ta lại dồn sức tấn công,
nhất định sẽ giành thắng lợi.
Ngô
Vương không đồng ý ý kiến của Phù Khái.
(còn tiếp)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 15/3/2017
Nguyên tác
TÔN VŨ
孙武
Trong quyển
HỔ CHI UY
虎之威
Tác giả: Hàn Tố Văn 韩素文
Bắc Kinh: Trung Quốc Trường An xuất bản xã, 2006.
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật