Dịch thuật: Di

DI

          Danh mục thanh đồng khí thời cổ ở Trung Quốc rất nhiều, chúng ta thường nghe có đỉnh , quỹ , hồ , tôn .... Có một loại thân hình bầu dục gọi là di , là loại dùng để rót nước khi rửa tay. Hình trạng của nó tương tự như loại đựng nước sốt salad trên bàn ăn hiện nay. Khi tế tự tổ tiên, trước tiên cần phải rửa tay để bày tỏ sự cung kính, di và bàn phối hợp với nhau, bàn lag loại dùng để hứng nước. Vào giữa thời Tây Chu mới xuất hiện di dùng để rót nước, trước đó, hoặc chỉ dùng bàn ; hoặc dùng hoà để rót. Công năng của hoà và di tương thông.

Bưng di rót nước
          Danh mục di khí thanh đồng đời Thương rất nhiều, có đến hơn 20 loại như đỉnh , cách , nghiễn , quỹ , vu , cô , tước , chí , lôi , hồ ... . Trong đó có một loại tự xưng là di , thân hình bầu dục có quai cầm, có rãnh để rót, có chân có thể để đứng. Công dụng của di không giống với những di khí khác, nó không phải là thứ để đựng rượu mà là đựng nước. Minh văn khắc trên di thường là “hối di” 頮匜, hoặc “quán di” 盥匜. “Hối” giải thích là rửa mặt, “quán di” tức chỉ loại dùng rót nước để rửa. Di và bàn phối hợp thành tổ hợp, thời cổ bất luận là tế tự tổ tiên, thần minh hoặc tân khách yến tiệc đều phải làm lễ rửa mặt rửa tay để biểu thị sự cung kính. Trong sách vở cổ như Lễ kí 禮記 có ghi chép nghi thức tẩy rửa: một người cầm di rót nước, vị chủ lễ sẽ đến rửa tay, một người khác bưng chiếc bàn hứng nước đã rửa, sau khi vị chủ lễ rửa xong, người thứ ba đưa khăn để lau tay. Trong Tả truyện - Hi Công nhị thập tam niên 左傳 - 僖公二十三年 có chép một đoạn: Tấn công tử Trùng Nhĩ 重耳 lưu vong đến nước Tần, Tần Mục Công 秦穆公 đem Văn Doanh 文嬴 gả cho Trùng Nhĩ làm thê tử, Hoài Doanh 懷嬴 bồi giá làm “dắng” , theo hôn lễ lúc bấy giờ, khi tân lang nhập thất, người làm “dắng” sẽ hầu tân lang rửa tay, cho nên Hoài Doanh “phụng di ốc quán” 奉匜沃盥 (bưng di rót nước), Hoài Doanh bưng di rót nước, Trùng Nhĩ rửa tay. Trùng Nhĩ rửa xong, không đợi đưa khăn lau tay đã vung tay vẫy nước, cử chỉ vô lễ này khiến Hoài Doanh giận, nói rằng:
Tần, Tấn thất dã, hà dĩ ti ngã?
, 晉匹也, 何以卑我?
(Tần Tấn ngang nhau, sao lại khinh thiếp thế?)
Trùng Nhĩ kinh sợ vạn phần, liền cởi áo ngoài thỉnh tội. Câu chuyện này phản ánh sự nghiêm cẩn của lễ nghi pháp độ lúc bấy giờ, không thể qua loa sơ sài.

Sự ra đời của di
          Loại thuỷ khí thời Ân Thương và giai đoạn đầu thời Tây Chu chỉ có bàn, trong bàn thường trang sức loài động vật thuỷ tộc như cá, rùa. Tại sao di dùng để rót nước thì vào giữa thời Tây Chu về sau mới xuất hiện? Về điểm này, chúng ta chỉ có thể suy đoán: Triều Chu theo lễ chế của thời Ân Thương, đến giữa thời Tây Chu, đời Chiêu Vương 昭王 Mục Vương 穆王, người Chu mới dần thoát khỏi cái bóng lễ chế Ân Thương, phát triển thành lễ chế riêng của mình, sự thay đổi phương thức rửa tay trong nghi lễ có thể là một trong số đó. Đại khái phương thức rửa tay dùng bàn là tập tục thời Ân, còn phương thức rót nước để rửa tay là tập tục thời Chu. Đầu đời Chu theo lễ nhà Ân, nghi thức rửa tay vẫn theo lễ nhà Ân. Đến giai đoạn trung kì, do bởi tính tự giác về văn hoá bản địa ngày càng mạnh, nhân đó khi rửa tay sẽ không trực tiếp rửa nơi bàn, mà thay đổi dùng phương thức rót nước, tức cái mà gọi là “ốc quán” 沃盥, nhân đó thuỷ khí cũng từ bàn đựng nước đổi sang tổ hợp di, bàn rót nước và hứng nước.
          Di dùng để rót nước đương nhiên ra đời tương đối muộn, thế thì việc tạo hình của nó có ảnh hưởng những lễ khí khác không?  Thời Ân Thương có loại tửu khí gọi là “quang” , đều tạo hình động vật, hình đầu trâu, đầu dê, đầu thỏ hoặc đầu hổ, có nắp, sau thân có quai cầm. Người Thương thích uống rượu, cho nên lễ khí thanh đồng khi chế tạo cũng lấy tửu khí làm mẫu chính, đến triều Chu, người Chu cấm chỉ tụ tập quần ẩm say sưa, đồng thời răn người dân:
Thứ quần tự tửu, tinh văn tại thiên, cố thiên giáng táng vu Ân.
庶群自酒, 腥聞在天, 故天降喪于殷
          (Tự do tụ tập uống rượu, mùi tanh bốc lên cao bị trời ngửi được, cho nên giáng tai hoạ diệt vong Ân Thương)
          Triều Chu không cổ xuý uống rượu được phản ánh ở lễ khí là hình dạng của loại tửu khí, “quang” khó mà thoát được thời thế, dần bị phế bỏ. Có thể nói “di” sản phẩm được cải tạo từ quang của thời kì đầu, có ý vị mượn thây hoàn hồn, điểm khác biệt lớn nhất ở cả hai là đầu thú của “quang” cải tạo thành rãnh rót nước phía trước của di.

Nhân túc thú phán di
          Hình khí di được lưu giữ tại Viện bảo tàng Cố Cung Đài Bắc có hơn 28 chiếc. Trong đó, “Công Phủ trạch di” 公父宅匜, “Trịnh Nghĩa Bá di” 鄭義伯匜, “Phù Thúc di” 鳧叔匜, “Yển Công di” 匽公匜, “Trần Bá Nguyên di” 陳伯元匜. “Vương Tử di” 王子匜, “Ngư phù đồ di” 魚鳧圖匜, đều là những trọng khí nổi tiếng được lưu truyền, nhưng từ hình chế mà nói, “Nhân túc thú phán di” 人足獸 ... (1) (chiếc di chân người với quai cầm hình thú) lại rất đặc biệt.
          Nhìn chung, độ cao bình quân của di khoảng trên dưới 15cm, độ dài khoảng 25cm. Riêng “Nhân túc thú phán di” cao đến 24,5cm, dài 42,5 cm, xứng đáng được gọi là “hạc lập kê quần”. Chiếc di này hình thể to lớn, con thú với đôi  tai lớn được làm quai cầm, 2 chân trước của nó bám vào vành miệng của di, đầu thò vào trong, tạo hình rất sinh động. Loại di với 4 chân có rất nhiều, thường đúc hình chân thú, nhưng chiếc di này lại là hình người nam ở trần, 2 tay khoanh trước ngực, 2 tai xuyên lỗ, đầu vấn khăn, biểu hiện nét đặc thù khi tạo hình.
          Những khí vật bằng thanh đồng được tàng trữ ở Viện bảo tàng Cố Cung Đài Bắc, hơn một nữa không có ghi chép xuất thổ để có thể tra khảo, đối với những khí vật đồng đại cần phải dựa vào minh khí và xuất thổ khí tương quan. Trên thân của “Nhân túc thú phán di”, men theo miệng của di có một hàng hoa văn  tục gọi “thiết khúc văn” 竊曲紋. Hoa văn này lưu hành vào khoảng cuối thời Tây Chu đến đầu thời Đông Chu, như chiếc siêu có “thiết khúc văn” cuối thời Tây Chu đào được tại thôn Tảo Dương 早陽 huyện Phù Phong 扶風 tỉnh Thiểm Tây 陝西 đã trang sức hoa văn này. Một chiếc di cuối thời Tây Chu đào được tại bảo Phúc Lâm 福臨 Bảo Kê 寶雞, quai cầm hình thú tương tự với quai cầm của “Nhân túc thú phán di”. Ngoài ra, tại hầm gốm thôn Tề Gia 齊家 huyện Phù Phong 扶風 phát hiện một chiếc mâm cuối thời Tây Chu, phía dưới cũng có  4 chân với hình người nam ở trần đỡ lấy mâm, nhưng 4 người nam này không phải đứng mà là ngồi xổm. Từ những khí vật tương quan này có thể biết thời đại chế tác “Nhân túc thú phán di” là ở vào giai đoạn cuối thời Tây Chu đến đầu thời Đông Chu.

Chú của người dịch
1- Chữ “phán” trong nguyên tác gồm chữ ở trên và chữ ở dưới.


Chiếc di thời Tây Chu


                                                             Huỳnh Chương Hưng
                                                             Quy Nhơn 31/3/2017

Nguồn
CỔ KHÍ TẢN LUẬN
古器散論
Tác giả: Trương Lâm Sinh 張臨生
Quốc lập Cố Cung bác vật viện
Năm Dân Quốc thứ 105.
Previous Post Next Post