TƯ MÃ THIÊN – CẬU BÉ HIẾU KÌ
Trấn
Chi Xuyên 芝川 cách Hoàng hà chỉ có hơn 20 cây số. Tư Mã Thiên ở quê
nhà chăn trâu đọc sách, trước giờ chưa từng rời xa, cũng không có cơ hội đến
Hoàng hà xem thử.
Tư Mã
Thiên biết nơi đó có núi Long Môn 龙门 nổi tiếng. Nghe nói
núi Long Môn đã chẹn giòng chảy của Hoàng hà thành một đường nhỏ hẹp, khiến nước
sông vô cùng hung hãn, tạo ra mực nước chênh lệch to lớn, tạo thành cảnh tượng
hùng vĩ tráng quan.
Núi
Long Môn gắn liền với truyền thuyết “lí ngư khiêu Long Môn” 鲤鱼跳龙门 (cá chép vượt Long Môn). Đối với cảnh quan nước Hoàng
hà từ Long Môn đổ xuống và cảnh tượng cá chép vượt Long Môn, trong lòng Tư Mã
Thiên tràn đầy hiếu kì.
Theo
truyền thuyết, hàng năm đến mùa xuân, vùng hạ du Hoàng hà cá chép kết bầy ngược
dòng bơi đến dưới Long Môn. Cả ngàn con cá chép không màng tới giòng nước từ
trên cao đổ xuống, cứ lũ lượt ra sức từ trong thác nước nhảy lên, kì vọng nhảy
qua được Long Môn. Cảnh tượng đó vô cùng tráng quan
Trong ánh nắng của mùa xuân. Truyền thuyết kể rằng, một
khi cá chép may mắn vượt qua được Long Môn, sẽ hoá thành thần long cưỡi mây lướt
gió. Cho nên bất quản giòng nước Hoàng hà hung hãn như thế nào, luôn có vô số
cá chép liều mình nhảy, cho dù có rơi xuống giữa giòng nát thân cũng không hề sợ.
Quả thật
có cảnh quan hàng ngàn con cá chép tranh nhau vượt Long Môn chăng?
Có thật
cá chép nào may mắn vượt qua được Long môn hoá thành thần long không?
Tư Mã
Thiên từ lâu đã nghĩ đến, muốn khảo sát thực địa. Nhưng mẫu thân luôn ngăn cản,
nói rằng hãy còn nhỏ, đợi lớn thêm một chút hãy đi xem. Đường xa như thế, mẫu
thân không cho đi.
Mùa đông đi qua,một mùa xuân nữa
lại đến, mặt đất tràn đầy nắng ấm. Nghĩ đến câu chuyện “lí ngư khiêu Long Môn”,
Tư Mã Thiên hưng phấn không ngủ được. Trong giấc mộng, Tư Mã Thiên thấy mình biến
thành một con cá chép, khi kết với bầy cùng ra sức nhảy, bỗng vang lên tiếng
kêu của mấy bạn gọi dậy thả trâu.
Đánh
trâu ra đồng, Tư Mã Thiên vẫn chưa tỉnh hẳn giấc mộng vượt qua Long Môn.
Tư Mã
Thiên nghĩ đến phụ thân mỗi lần theo hoàng đế xuất tuần, cho dù đến nơi đâu,
cũng luôn không quên tìm hiểu những cổ tích được ghi chép trong sách cổ, kiểm
tra kĩ có điểm nào khác với ghi chép không. Phụ thân không biết đã bao nhiêu lần
ghi chép về những điều tìm hiểu, ông nói rằng: “tận tín ư thư bất như vô thư” 尽信於书不如无书”, “bách văn bất như nhất kiến” 百闻不如一见. Sách là vật ghi chép những điều mà tiền nhân thấy được
và suy nghĩ ra, sự vật tuy như nhau, nhưng những người khác nhau viết ra, rất
có khả năng thành khác nhau. Chỉ có thông qua sự khảo sát và suy nghĩ của bản
thân, mới thành thứ của mình.
“Lí ngư
khiêu Long Môn” là chuyện như thế nào?
mình nhất định phải đi xem mới được. Tư Mã Thiên nghĩ bụng: “Ta nhất định phải
đi xem cho rõ”
Tư Mã
Thiên đem giấc mộng của mình kể cho các bạn nghe, nói ra ý muốn đến Hoàng hà
xem “Lí ngư khiêu Long Môn”mới được. Mấy đứa bạn nghe xong cũng phấn khích,
tranh đi cùng với Tư Mã Thiên.
Tư Mã
Thiên vui mừng nói:
- Được, chúng ta cùng đi, mọi người yên tâm.
Ngày mai khi trời vừa sáng, chúng ta sẽ xuất phát. Đi sớm một chút, lúc về
không sợ trời tối.
Lần đó,
mẫu thân không ngăn cản, chỉ là bảo Tư Mã Thiên cùng các bạn đi sớm về sớm, còn
chuẩn bị cho lương khô nữa.
Trời vừa
mới sáng, mấy người bạn đã xuất phát. Gió sớm hãy còn mang theo chút lạnh, trên
mặt đất còn đọng giọt sương. Bọn trẻ vui mừng, trong lòng tràn đầy hưng phấn
trong lần đi xa đầu tiên.
Băng
qua ruộng qua rừng, mặt trời đỏ xuất hiện, mặt đất còn đẫm sương. Bọn trẻ như bầy
chim tung bay, trong lòng vô cùng hân hoan.
Những đứa
trẻ chăn trâu này không phải được nuông chiều, chúng vui hớn hở, cứ đi, cứ đi,
những thôn xóm quen thuộc bị bỏ lại sau lưng, bọn trẻ rời
Trấn Chi Xuyên càng lúc càng xa.
Chỉ cần
nhìn thấy Hoàng hà là nhìn thấy Long Môn, vui biết bao!
Mặt trời
lên càng cao, trước mặt xuất hiện một bãi cát lớn. Bọn trẻ đi đến bãi cát Hoàng
hà, ngước mắt nhìn, Hoàng hà mênh mông thu vào tầm mắt, vài đứa kích động nhảy
lên. Bọn trẻ chạy qua bãi cát mọc đầycỏ khô, chạy đến bên bờ Hoàng hà, nước
Hoàng hà cuồn cuộn tuôn chảy trước mặt.
Lần đầu
tiên trông thấy Hoàng hà, trong lòng Tư Mã Thiên vô cùng kích động, tầm nhìn rộng
mở, tưởng tượng Hoàng hà từ cao nguyên phía tây đổ xuống, tuôn chảy về đông, cuối
cùng đổ ra biển lớn, trời đất mênh mông biết bao!
Nhìn
thuận theo thượng du Hoàng hà, nơi xa đột ngột nổi lên một ngọn núi, đó nhất định
là núi Long Môn.
- Lên núi Long Môn đi!
Tư Mã
Thiên kêu to một tiếng, rồi men theo bờ sông đi trước
Bọn trẻ
hưởng ứng, chạy theo Tư Mã Thiên.
Khi đã
chạy mệt, bọn trẻ thả bộ; cảm thấy bụng đói chúng, liền lấy lương khô mang theo
bên người, vừa đi vừa ăn.
Được
thêm được một thời gian nữa, mặt trời đã ở giữa trời. Bọn trẻ nghe thấy có một
thứ âm thanh lạ; lắng tai nghe, đó là tiếng nước đổ ầm ầm, khác với tiếng nước
chảy của Hoàng hà bên cạnh.
Tư Mã
Thiên nhìn ra xa, chỉ thấy mây mù che khuất, có hai vật gì to lớn ngồi bên hai
bờ Hoàng hà. Đó chính là hai ngọn núi cao.
Nhất định
đó là Long Môn rồi.
Trong
cơn kích động, bon trẻ bước nhanh, leo lên ngọn núi bên cạnh Hoàng hà.
Đứng
trên đỉnh núi, các núi khác nhìn thấy nhỏ. Hoàng hà trước mắt đang gầm thét,
khi chảy qua dưới chân Long Môn, lập tức thay đổi tính cách bướng bỉnh, trở nên
phục tùng bắt đầu một lộ trình mênh mông bằng phẳng.
- Sao không thấy cá chép vượt Long Môn?
- Có lẽ hiện giờ không phải là lúc cá chép vượt
Long Môn chăng?
- Có lẽ căn bản không có cá chép vượt Long
Môn.
Bọn trẻ
vươn cổ nhìn ra kẽm Long Môn đầy mây mù, tranh nhau bàn luận.
Trong đầu
Tư Mã Thiên cũng có câu hỏi như thế, vừa quan sát vừa suy nghĩ, vẫn tìm chưa ra
đáp án. Ngẩng đầu lên nhìn ra xa, trông thấy bên sườn núi có một ông lão chăn
dê. Đúng rồi, đi hỏi cụ già kia đi, có lẽ biết được như thế nào.
Tư Mã
Thiên đi đến phía ông lão, lễ phép nêu ra mối nghi vấn trong lòng. Ông lão chăn
dê cười lên, nói rằng:
- Ta sống ở đây đã mấy chục năm, cũng chưa
nhìn thấy qua cá chép vượt Long Môn. Có lẽ từ rất lâu, tổ tiên chúng ta đã thấy
qua, ai có thể nói rõ đây? Câu chuyện cá chép vượt Long Môn chỉ là truyền thuyết.
Truyền thuyết này lưu truyền lại, khiến Long Môn mang sắc thái thần bí. Có lẽ
nhân vì địa thế nơi đây hiểm trở, nước chảy gấp, mới có một truyền thuyết đẹp
như thế.
Bọn trẻ
nghe qua, cảm thấy rất thất vọng. Tư Mã Thiên lại gật gật đầu từa hồ có điều cảm
ngộ.
Trên đường
về lại nhà, không phơi phới như lúc đi, mọi người đi đã mệt, lại thêm không thấy
được cá chép vượt Long Môn, nên cảm thấy uể oải.
Một bạn
nói rằng:
- Nếu như biết căn bản không có cá chép vượt
Long Môn, mình đã không đi.
Hai người
khác tiếp lời:
- Đúng vậy, đi xa như thế, mà không được gì.
Tư Mã
Thiên nói rằng:
- Mình thì không hối hận! Trăm nghe không bằng
một thấy mà. Biết rõ sự tình của truyền thuyết không nhất định có thể nhìn thấy,
cũng không phải là có thu hoạch sao? Huống hồ chúng ta đến được Hoàng hà, leo
lên Long Môn!
Bọn trẻ
lấy lại tinh thần, reo lên:
- Đúng vậy, đáng mà.
Mãi đến
lúc đôi chân đã mỏi, trời cũng đã tối, bọn trẻ mới về tới nhà.
Cuộc
tìm tòi Long Môn khó quên lần này, đã lưu lại trong kí ức của Tư Mã Thiên một ấn
tượng sâu sắc.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 08/02/2017
Nguồn
TƯ MÃ THIÊN
司马迁
Tác giả: Đặng
Tương Tử 邓湘子
Triết Giang thiếu niên nhi đồng xuất bản xã, 2006.
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật