TÔN VŨ
(kì 2)
Ngô
Vương là vị quân chủ hiền minh có kiến thức, có hùng tâm, lại thêm có 2 trọng
thần Ngũ Tử Tư 伍子胥 và Tôn Vũ 孙武, có thể nói là như
cá gặp nước, như hổ thêm cánh. Chẳng bao lâu, nước Ngô từ một tiểu quốc bần nhược,
biến thành một cường quốc với thực lực hùng mạnh, phủ khố dư đầy, binh cường mã
tráng. Ngô Vương bắt đầu cùng cường Sở tranh đoạt vùng đất phía đông nam.
Khi Ngô
Vương lên ngôi, công tử Cái Dư 盖馀 và công tử Chúc
Dung 烛庸 đào tẩu sang nước Từ 徐
và nước Chung Ngô 钟吴. Năm 512 trước công nguyên, nước Ngô khiêm khắc ban lệnh
buộc nước Từ và nước Chung Ngô giao lại hai người. Hai nước cậy có nước Sở hùng
mạnh chống lưng nên để cho hai người đầu bôn sang nước Sở.
Sở
Chiêu Vương đem vùng Thành Phụ 城父, Hồ Điền 胡田 phía đông bắc Dưỡng Thành 养城
phong cho hai công tử, lợi dụng họ đối phó với nước Ngô. Mùa đông năm đó, Ngô
Vương phái Tôn Vũ, Ngũ Tử Tư hưng sư thảo phạt Chung Ngô, Chung Ngô diệt vong.
Ngô vương hồi binh phạt Từ, nước từ cầu viện nước Sở. Sở phái Thẩm Doãn Thú 沈尹戍 đem binh cứu Từ. Tôn Vũ hạ lệnh sĩ tốt ngày đêm đề
phòng, chặn đường sông đường núi, tháo nước chảy vào nước Từ. Quốc quân nước Từ
là Chương Vũ 章禹 đầu hàng quân Ngô. Ngô Vương muốn phạt Sở, mở rộng
chiến tranh. Tôn Vũ nói rằng:
- Quân Sở đang mạnh, quân Ngô diệt liên tiếp
hai nước, người mỏi ngựa mệt, quân lương không đủ, cần phải nghỉ dưỡng, đợi thời
cơ.
Ngô
Vương hạ lệnh ban sư.
Sau khi
quân Ngô về lại nước, Ngũ Tư Tư hiến kế rằng:
- Nước Sở ý kiến chia rẽ, ai cũng đều không muốn
gánh trách nhiệm. Quân Ngô có thể thừa cơ chia binh làm 3 lộ, luân phiên quấy
nhiễu nước Sở. Sau khi đợi quân Sở mệt mỏi, chúng ta thông qua thủ đoạn ngoại
giao, gián điệp quấy rối nước Sở, sau đó đại khởi binh phạt Sở.
Mùa thu
năm Ngô Vương Hạp Lư 阖闾 thứ 4 (năm 511 trước
công nguyên), một lộ quân Ngô vây khốn 2 thành Lục 六
và Tiềm 潜 của Sở. Thẩm Doãn Thú dẫn quân Sở cứu viện. Quân Ngô
chủ động rút lui, quân Sở cho dời bách tính ở Tiềm thành đến Nam Cương 南岗.
Binh mã
lộ thứ 2 của quân Ngô bao vây Huyền Thành 弦城.
Quân Sở suốt đêm ra tiền tuyến, quân Ngô lại chủ động lui binh.
Quân
Ngô thỉnh cầu nước Việt trợ chiến, nước Việt không đồng ý. Ngô Vương cả giận,
muốn tấn công nước Việt, nhưng sợ một cánh binh mã khó mà thắng lợi. Tôn Vũ
khuyên rằng:
- Quân Việt tuy đông, nhưng chúng ta có thể
làm cho họ phân tán.
Dưới sự
chỉ huy của Tôn Vũ, mùa hạ năm 510 trước công nguyên, quân Ngô đánh bại nước Việt
hùng mạnh.
Năm 508
trước công nguyên, nước Đồng 桐 phản lại nước Sở. Nước
Đồng vốn là một nước nhỏ tên là Thư Cưu 舒鸠,
đã bị nước Sở thôn tính từ rất sớm. Bởi thế, người Thư Cưu vô cùng căm hận nước
Sở. Gián điệp của nước Ngô nói với người Thư Cưu rằng:
- Các ông nếu như dối gạt quân Sở đánh nước
ta, quân ta sẽ giả bộ sợ quân Sở, vờ phạt Đồng, tháo gỡ ý thức cảnh giác của Sở
đối với các ông, các ông tìm cơ hội để tiêu diệt Sở.
Để báo
thù nước Sở, người Thư Cưu đã dùng kế gạt Sở, cho người đi rêu rao tin tức giả
khắp nơi để lừa gạt nước Sở. Quân thần nước Sở vì cái lợi mà mê muội, nghe theo
lời dối gạt của người Thư Cưu, mùa thu năm đó, phái Lệnh doãn Tử Thường 子常 dẫn quân phạt Ngô. Sở Vương được báo, chiến thuyền
quân Ngô bố trí khắp mặt sông của nước Đồng, bèn lệnh cho đại quân đồn trú ở Dự
Chương 豫章 đợi thời cơ. Lúc bấy giờ, quân Ngô ngầm tập kết tại
Sào Thành 巢城. Quân Sở đóng quân từ mùa thu qua đến mùa hạ, sĩ khí
và sự phòng bọ ngày càng xuống thấp và lỏng lẽo. Tôn Vũ kịp thời nắm lấy thời
cơ, chỉ huy quân Ngô tập kích thình lình, đánh bại quân Sở. Quân Ngô thắng lợi
trở về.
Sau khi
ban sư về đến nước Ngô, Ngô Vương Hạp Lư nói rằng:
- Lần này tuy đánh bại quân Sở, nhưng chưa hạ
được đô thành nước Sở, đó là điều đáng tiếc.
Ngũ Tử
Tư nói rằng:
- Sở là đội quân mạnh trong thiên hạ, không thể
khinh địch. Sở Vương tuy đã mất lòng dân, nhưng các đại thần rất hiền lương,
chưa làm cho các chư hầu căm ghét. Sở Vương tham lam vô độ, chẳng mấy chốc sẽ bị
mọi người xa lánh, chư hầu nhìn lại, đến lúc đó thừa cơ công hạ Sở đô.
Dưới sự
chuyên tâm trị lí của Ngũ Tử Tử và Tôn Vũ, chính trị và quân sự của nước Sở đều
có sự khởi sắc tương đối lớn. Ngô Vương rất tín nhiệm hai người này, xem họ
cánh tay trái cánh tay phải của mình, là bề tôi tâm phúc, quân thần thường cùng
nhau thảo luận kế trị quốc an bang, thảo luận khi nghiệm trị nước và những bài
học của các bậc đến vương cổ kim, nghiên cứu chỗ được mất cũng những lợi hại ở
chính trị và quân sự của các nước.
Bản
thân Ngô Vương rất thích quân sự, rất hứng thú đối với việc trị quân lãnh binh.
Ông thấy cách trị quân trong Tôn Tử binh
pháp 孙子兵法 có lí, liền
Muốn hiểu kĩ hơn.
Một
ngày nọ, quân thần nước Ngô lại thảo luận đạo trị quân. Tôn Vũ nói rằng:
- Thời viễn cổ, Hoàng Đế 黄帝帝toạ trấn trung ương, thủ lĩnh bốn phương làm những điều
sai trái tàn ác. Hoàng Đế cùng dân ngơi nghỉ, tích trữ thóc gạo, xá miễn tội phạm,
khi có thiên thời, địa lợi, nhân hoà, bắt đầu phía nam phạt Xích Đế 赤帝, phía đông phạt Thanh Đế 青帝, phía bắc phạt Hắc Đế 黑帝, phía tây phạt
Bạch Đế 白帝, 4 lần đánh cả 4 lần đều thắng lợi,
bình định được thiên hạ. Về sau, Thang Vương nhà Thương diệt ông Kiệt bạo ngược
của nhà Hạ, chiếm cứ 9 châu; Chu Vũ Vương lạu diệt trừ Thương Trụ, nhất thống
thiên hạ. Đều là có đủ thiên thời, địa lợi và nhân hoà. (còn tiếp)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn
14/02/2017
Nguyên tác
TÔN VŨ
孙武
Trong quyển
HỔ CHI UY
虎之威
Tác giả: Hàn Tố Văn 韩素文
Bắc Kinh: Trung Quốc Trường An xuất bản xã, 2006.
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật