Dịch thuật: Chữ 省 trong "Khang Hi tự điển" (tiếp theo)

CHỮ TRONG “KHANG HI TỰ ĐIỂN”
(tiếp theo)

2- Sheng (thanh 3) (Âm SẢNH – ND)
          Đường vận 唐韻, Tập vận 集韻, Vận hội 韻會  Chính vận 正韻đều phiên thiết là SỞ CẢNH . thượng thanh.
Cấm thự dã
禁署也
(Sở quan)
          Trong Tiền Hán – Chiêu Đế kỉ 前漢 - 昭帝紀 có ghi:
Đế tỉ Trưởng công chủ cung dưỡng sảnh trung
帝姊長公主共養省中
(Chị của Đế là Trưởng công chúa được nuôi dưỡng trong cung)
          Thái Ung 蔡邕 nói rằng:
          Vốn là “cấm trung” 禁中, sau vì tránh tên của phụ thân nên đổi gọi là “sảnh trung”.
          Sư Cổ 師古 nói rằng:
Sảnh, sát dã. Ngôn nhập thử trung giả, đương sát thị bất khả vọng dã.
, 察也. 言入此中者, 當察視不可妄也
(Sảnh có nghĩa là quan sát. Ý nói người vào trong đó, phải quan sát không thể tuỳ tiện làm bậy)
Và trong Đường thư – Bách quan chí 唐書 - 百官志 có nói:
Ti quan phân biệt có sảnh và đài , như 6 “sảnh” là Thượng thư 尚書, Hoàng môn 黃門, Trung thư 中書, Bí thư 祕書, Điện trung 殿中, Nội thị 內侍.
Trong Tập vận 集韻 còn có nghĩa là “giản” . Trong Vận hội 韻會  có nghĩa là “thiểu” . Như trong Tả Truyện – Hi Công nhị thập nhất niên 左傳僖公二十一年 có câu:
Biếm thực sảnh dụng
貶食省用
(Bớt ăn bớt dùng)
          Trong Lễ - Hương ẩm tửu nghĩa - 飲酒義 có câu:
Bái chí hiến thù từ nhượng chi tiết phồn, cập giới sảnh hĩ.
拜至獻酬辭讓之節繁, 及介省矣
          (Chủ nhân tại đường thượng bái khách chính đến, khách chính bái đáp lại. Chủ nhân rửa tay rửa tước rót rượu dâng mời khách chính. Khách chính uống xong, rửa tay rửa tước rót rượu mời lại chủ nhân. Chủ nhân uống xong, lại rót rượu tự uống trước, sau đó rửa tước rót rượu dâng mời khách chính uống. Lễ tiết chủ khách tạ từ khiêm nhường tương đối phức tạp. Đến khi chủ nhân cùng với khách phó bái chào thăng đường, khi rửa tước dâng rượu, lễ tiết giảm bớt.)
Lời chú nói rằng:
Tiểu giảm viết sảnh
小減曰省
(Giảm ít gọi là sảnh)
          Trong Sử Kí – Lí tướng quân truyện 史記 - 李將軍傳 có chép:
Mạc phủ sảnh ước văn thư tịch sự
莫府省約文書籍事
(Mạc phủ giảm bớt những việc giấy tờ thư tịch)
Chú rằng:
Sảnh, thiểu dã
, 少也
(Sảnh là giảm bớt)
          Trong Thích danh 釋名, “sảnh” có nghĩa là “sắc” (dè sẻn)
          “Sảnh” còn có nghĩa là tên của ngó sen. Trong Thanh Dị Lục 清異錄 có ghi:
Bắc Nhung ngẫu chỉ tam khổng, Hán ngữ chuyển dịch kì danh, viết sảnh sự tam.
北戎藕止三孔, 漢語轉譯其名, 曰省事三.
(Ở Bắc Nhung, ngó sen chỉ có 3 lỗ, chuyển dịch sang Hán ngữ là “sảnh sự tam”)
“Sảnh” còn có nghĩa là họ người. Trong Tả Truyện 左傳 có Tống đại phu Sảnh Tang 省臧.
“Sảnh” cũng thông với chữ . Trong Thư – Hồng phạm - 洪範 có ghi:
Vương sảnh duy tuế
王省惟歲
(Quân vương thị sát việc chính trị giống như một năm gồm bốn mùa)
Trong Sử Kí – Tống thế gia 史記 - 宋世家 viết là chữ . Trong Công Dương Truyện – Trang Công nhị thập nhị niên 公羊傳 - 莊公二十二年 có ghi:
Xuân vương chinh nguyệt, tứ đại sảnh.
春王正月, 肆大省
(Mùa xuân, vương, tháng giêng, tha tội lớn)
Trong Tả Truyện 左傳, Cốc Lương 穀梁 chép là chữ .

          (Âm TIỂN – ND)
          Trong Tập vận 集韻 còn có phiên thiết là TỨC THIỂN . Âm (tiển). Đồng nghĩa với chữ , đi săn vào mùa thu. Trong Lễ - Ngọc tảo - 玉藻 có câu:
Duy quân hữu phủ cừu dĩ thệ tiển
惟君有黼裘以誓省
(Theo lễ chế, quốc quân đi săn vào mùa thu, chỉ mặc phủ cừu, cáo thề trước quân sĩ.)
Chú rằng: .
Trong Tự vựng bổ 字彙補 chữ còn được chép là .

                                                                      Huỳnh Chương Hưng
                                                                      Quy Nhơn 10/02/2017

Nguồn
KHANG HI TỰ ĐIỂN
康熙字典
(Hán ngữ đại từ điển xuất bản xã, năm 2002, trang 759)


Như vậy, chữ có 3 âm đọc: TỈNH – SẢNH – TIỂN (ND)
Previous Post Next Post