ĐỘNG VẬT CÁT TƯỜNG
UYÊN ƯƠNG
UYÊN ƯƠNG
Uyên
ương 鴛鴦 có đặc tính một đôi cùng bay, cùng đậu. Hình ảnh của
chúng không rời nhau, khi bơi cũng cùng giỡn nước, lúc đậu liền cánh gối đầu mà
ngủ. Nếu một con mất đi, con còn lại không tìm con phối ngẫu khác. Do bởi uyên
ương kiên trinh, có phẩm hạnh yêu thương nhau một lòng, nên được tượng trưng
cho vợ chồng hoà hợp, hạnh phúc mĩ mãn. Với câu đối trong hôn lễ, uyên ương được
nhắc đến nhiều vô kể.
Về lai
lịch của uyên ương, truyền thuyết kể rằng, hai ngàn năm trước tại nước Tấn,
quan đại phu Hồng Phụ 洪輔 khi tạo lập một khu vườn, có mời đến một người thợ làm
vườn tên Oán Ca 怨哥. Một ngày nọ, Oán Ca từ ao sen cứu được thiên kim tiểu
thư của Hồng phủ là Ánh Muội 映妹. Hồng Phụ không rõ
sự việc, cho rằng Oán Ca trêu ghẹo con gái mình, không đợi Oán Ca trình bày, liền
bắt Oán Ca xô xuống ao sen. Ánh Muội sau khi nghe được tin, đau khổ vô cùng
không thiết sống, cũng nhảy xuống ao sen. Ngày hôm sau, Oán Ca và Ánh Muội hoá thành đôi chim
uyên ương cùng bay cùng đậu, ân ái bên nhau.
Từ đó
uyên ương trở thành tượng trưng cho ái tình, tượng trưng cho hôn nhân mĩ mãn, thường
xuất hiện trong các đồ án hoa văn cát tường; như đồ án vẽ uyên ương và hoa sen,
gọi là “Uyên ương quý tử đồ” 鴛鴦貴子圖; uyên ương phối
với hoa Trường xuân, gọi là “Uyên ương trường an” 鴛鴦長安; uyên ương trong ao sen quay nhìn hoa sen, gọi lại “Uyên ương hí hà” 鴛鴦戲荷. Ngoài ra những vật phẩm dùng trong hôn lễ đa phần
thêu hoặc vẽ đồ án cát tường có hình uyên ương, như gối uyên ương, chăn uyên
ương v.v...
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 01/01/2017
Nguyên tác Trung văn
UYÊN ƯƠNG
鴛鴦
Trong quyển
CÁT TƯỜNG ĐÍCH TRUNG QUỐC
吉祥的中國
Bản công ti biên tập bộ biên soạn
Ngọc thụ đồ thư ấn loát hữu hạn công ti, năm Dân Quốc
thứ 90.
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật