CÔNG
DÃ PHI TỘI
公冶非罪
CÔNG DÃ TRÀNG KHÔNG
CÓ TỘI
Xuất
xứ: Xuân Thu .
Khổng Khâu đệ tử: Luận Ngữ - Công Dã
Tràng 论语
- 公冶长.
Công
Dã Tràng 公冶长
thời Xuân Thu, không chỉ vô cùng thông minh, mà tương truyền còn nghe hiểu tiếng
chim.
Có
một lần, Công Dã Tràng từ nước Vệ về lại nước Lỗ, khi đi đến nơi giáp giới giữa
hai nước, nghe được lũ chim gọi nhau bay đến Thanh khê 清溪 ăn thịt người chết. Đi chẳng được
bao xa, Công Dã Tràng trông thấy một bà lão khóc bên đường. Hỏi nguyên do, bà
lão nói rằng:
-
Cách đây không lâu, con tôi ra đi đến nay
mà vẫn chưa thấy về, sợ nó đã chết rồi, không biết nó ở nơi đâu.
Công
Dã Tràng nói rằng:
-
Tôi vừa nghe lũ chim bảo nhau đến Thanh
khê ăn thịt người chết, e là con của bà chăng?
Bà
lão đi đến xem, quả nhiên là con mình chết bên Thanh khê. Bà lão đem sự việc đó
báo lên quan trong thôn. Vị quan nói rằng:
-
Nếu như Công Dã Tràng không giết người,
thì làm sao có thể biết được sự việc đó?
Thế
là bắt Công Dã Tràng giam vào ngục.
Trong
ngục, Công Dã Tràng giải thích mình không giết người, mà là nghe hiểu được tiếng
chim, mới biết có người chết. Viên ngục lại nói rằng:
-
Vậy thì chúng tôi sẽ thử ông, nếu quả ông
nghe hiểu tiếng chim thì chúng tôi sẽ thả ông ra; nếu nghe không hiểu thì ông
phải đền mạng.
Công
Dã Tràng bị giam trong ngục 60 ngày. Một ngày nọ, có con chim sẽ bay đến bên tường
của nhà ngục cất tiếng kêu, Công Dã Tràng nghe qua, trên mặt lộ vẻ vui mừng.
Viên ngục lại hỏi vì sao cười, Công Dã Tràng đáp rằng:
-
Chim sẽ nói rằng, bên sông Bạch Liên 白莲 có một chiếc xe
chở đầy lương thực bị lật, trâu bị gãy sừng,
lương thực đổ trên mặt đất hốt không sạch, bọn chim sẽ gọi nhau đến đó mổ.
Viên
ngục lại không tin, sai người đi xem, quả nhiên giống như lời Công Dã Tràng
nói. Về sau lại phát hiện Công Dã Tràng còn nghe hiểu cả tiếng chim yến, thế là
mới tin Công Dã Tràng không có tội liền phóng thích.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 23/01/2017
Nguyên tác Trung văn
CÔNG DÃ PHI TỘI
公冶非罪
TRUNG QUỐC THÀNH NGỮ
CỐ SỰ TỔNG TẬP
中国成语故事总集
(tập 1)
Chủ biên: Đường Kì 唐麒
Trường Xuân – Thời đại
văn nghệ xuất bản xã, 2004.
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật