CHÁO LẠP BÁT
Lạp bát
臘八 là lễ tiết cầu phúc cầu may truyền thống của Trung Quốc.
Thời cổ, mỗi khi đến cuối năm, mọi người luôn đem những dã thú săn được tế tự tổ
tiên, kính phụng bách thần, để mừng được bội thu. Hoạt động này, triều Tần gọi
tháng 12 là “Lạp nguyệt” 臘月. Thời Nam Bắc triều
đem lễ tiết này cố định vào ngày mồng 8
tháng 12, hình thành tiết Lạp bát truyền thống. Tiết Lạp bát là lễ tiết quan trọng
nhất trong tháng 12, dân gian luôn xem đó là màn mở đầu của việc đón năm mới.
Mỗi khi
đến tiết Lạp bát, mọi người có tập tục ăn cháo Lạp bát, tập tục này lại có mối
quan hệ với Phật giáo truyền vào Trung Quốc thời Đông Hán. Tương truyền, vị
sáng lập ra Phật giáo là Thích Ca Mâu Ni 釋迦牟尼thành đạo vào ngày mồng 8 tháng 12. Nhân đó, Phật giáo gọi ngày lễ đó
là lễ “Phật thành đạo”. Mỗi khi đến ngày này, chư tăng tập trung lại, tụng kinh
thuyết pháp, đồng thời nấu một nồi cháo lớn để bố thí cho mọi người, nhằm kỉ niệm
sự triệt ngộ và đắc đạo của Phật. Từ sau đời Tống, vào ngày Lạp bát, dân gian bắt
đầu lấy lương thực, quả khô để nấu cháo, cả nhà đoàn tụ cùng ăn, đồng thời cũng
đem tặng cho hàng xóm láng giềng, đó gọi là “cháo Lạp bát”.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 05/01/2017
Tiết Lạp bát năm Bính Thân
Nguyên tác Trung văn
LẠP BÁT CHÚC
臘八粥
Trong quyển
CÁT TƯỜNG ĐÍCH TRUNG QUỐC
吉祥的中國
Bản công ti biên tập bộ biên soạn
Ngọc thụ đồ thư ấn loát hữu hạn công ti, năm Dân Quốc
thứ 90.
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật