TƯ MÃ THIÊN - MỤC ĐỒNG HIẾU HỌC
Khi Tư
Mã Thiên lên 5 tuổi, một sự kiện phát sinh. Hán Cảnh Đế qua đời, con của ông là
Lưu Triệt 刘彻 mới 16 tuổi lên ngôi làm hoàng đế, đó chính là Hán Vũ
Đế 汉武帝. Vương triều Đại Hán bắt đầu do một vị hoàng đế thiếu
niên cai trị.
Con cái
nhà nông biết điều sớm. Tư Mã Thiên cũng như đám trẻ trong trấn cùng tuổi, chăn
trâu của nhà mình, ra ngoài đồng thả trâu. Chỗ khác nhau là, khi chăn trâu, Tư
Mã Thiên thích mang theo bó thẻ trúc có khắc chữ.
Khi
trâu im lặng ăn cỏ, những đứa trẻ khác đang vui đùa, Tư Mã Thiên lại bày thẻ
trúc lên cỏ, dùng một cành cây, nhìn theo chữ trên thẻ trúc vạch lại dưới đất.
Đám trẻ
chăn trâu cảm thấy kì lạ, vây quanh xem Tư Mã Thiên đang vẽ những hình kì quái
gì. Tư Mã Thiên nói với bọn chúng rằng, mình đang tập viết chữ, đợi đến khi những
chữ Hán trên thẻ trúc đọc được viết được, thì có thể đọc được một bài văn. Vừa
nói, Tư Mã Thiên vừa chỉ chữ trên mặt đất dạy đám trẻ đọc: nhật, nguyệt, sơn,
xuyên, ngưu, dương, trùng, ngư v.v... Đám trẻ thấy Tư Mã Thiên biết chữ, viết
được chữ, cảm thấy Tư Mã Thiên rất tài giỏi, bởi vì lúc bấy giờ, rất ít người
làm nông biết chữ. Từ đó, khi Tư Mã Thiên chăm chỉ luyện tập, đám trẻ không đến
quấy rầy, đợi đến lúc Tư Mã Thiên luyện xong muốn chơi, đám trẻ mới tụ tập lại
cùng vui đùa.
Chớ thấy
khi Tư Mã Thiên chỉ biết chuyên tâm dốc chí luyện chữ, Tư Mã Thiên không phải
là con mọt sách, khi vui chơi cũng là đứa bé bướng bỉnh, nào lăn nào chạy, nào
leo trèo, đuổi bắt, cưỡi trâu đánh nhau,chưa bao giờ thua đám bạn.
Cả bọn
chơi mệt liền ngồi xuống nghe Tư Mã Thiên kể những câu chuyện từ người cha của
mình. Đám trẻ nghe rất say sưa. So với bọn trẻ, Tư Mã Thiên biết nhiều hơn cả
nên bọn trẻ rất nể phục.
Mối
quan hệ giữa Tư Mã Thiên với bọn trẻ rất tốt, có lúc Tư Mã Thiên luyện chữ nhập
thần, trâu đi xa ăn cỏ mà không hay biết, đám bạn lặng lẽ giúp dẫn trâu về
không để mất.
Một năm
qua đi, Hán Vũ Đế 汉武帝trẻ tuổi nghe được có người tiến cử Tư Mã Đàm 司马谈, biết Tư Mã Đàm rất có học vấn, lại là hậu nhân của
gia tộc Sử quan, nên hạ lệnh triệu kiến, bảo Tư Mã Đàm vào triều giữ chức Thái
sử lệnh.
Đây có
thể nói là đại hỉ sự của nhà Tư Mã, chuyện đó lập tức truyền khắp huyện Hạ
Dương 夏阳 và trấn Chi Châu 芝州,
Cả gia đình cảm thấy vui mừng và tự hào.
Cha vào
kinh làm quan, Tư Mã Thiên tự nhiên cảm thấy vui mừng.
Sau khi
cha rời nhà, thời gian Tư Mã Thiên và cha gặp nhau ngày càng ít, khó khăn lắm mới
thấy cha về nhà một lần, cha luôn bận rộn. Ông kiểm tra bài vở của Tư Mã Thiên,
nhìn xem Tư Mã Thiên đọc những bài văn nào, trình độ luyện tập ra sao. Phần lớn
thời gian, Tư Mã Thiên luôn mong nhớ đến cha. Đối với việc cha làm quan ở kinh
thành, Tư Mã Thiên luôn hiếu kì: phòng ốc ở hoàng cung như thế nào? Tường thành
của hoàng thành có cao không? hoàng đế trẻ tuổi có hung dữ không? đường phố
trong hoàng thành có vui không? Tư Mã Thiên là một đứa bé hiếu kì và ưa tưởng
tượng.
Cha về
nhà mấy lần, Tư Mã Thiên ngày càng khó thấy cha vui vẻ như xưa, có lúc cha còn
buông tiếng thở dài, thật là kì lạ!
Tư Mã
Đàm ôm mộng được thi triển tài hoa vào kinh thành làm quan, nhưng tính tình của
ông dần thay đổi. Lúc đầu, ông nhìn thấy con mỗi năm một lớn, ngày càng biết
chuyện, có thể thả trâu, làm việc nhà, còn mình gặp được cơ hội tốt, có thể làm
nên sự nghiệp to lớn, trong lòng ông rất vui. Nhưng sau khi đến hoàng cung, triển
khai công việc bên cạnh Hán Vũ Đế trẻ tuổi, ông ngày càng thất vọng.
Chức vụ
Thái sử lệnh, về danh xưng tuy là Sử quan, nhưng triều Hán từ khi lập quốc đến
giờ, chưa có tập quán làm “sử”, chức sử quan này tạm chuẩn bị một chỗ, chỉ là để
biểu thị nó giống với cơ cấu mà bậc hiền minh quân chủ thời cổ thiết lập ra.
Công việc mà Tư Mã Đàm đảm nhiệm chức Sử quan phải làm, chẳng qua là quan sát
tinh tượng và ghi chép lại, đồng thời quản lí thư tịch cùng hồ sơ của triều
đình. Hoàng đế không hề coi trọng công việc này, các quan viên khác đối với tư
Mã Đàm cũng đối đãi lạnh nhạt.
Qua một
thời gian sau, Tư Mã Đàm định tâm lại. Cho dù hoàng đế có coi trọng công việc của
ông hay không, cho dù các quan viên khác đối đãi với ông như thế nào, trong thư
viện trung ương của hoàng thất, ông vẫn đem hết tinh lực không những chỉnh lí thư tịch, đồng thời còn không ngừng
công việc ghi chép của mình, ông không thể do chịu sự lạnh nhạt của hoàng đế mà
từ bỏ lí tưởng muốn làm nên một việc lớn.
Tư Mã
Thiên ở nhà chăn trâu, chưa hề lơi lỏng việc học. Đối với một số tác phẩm văn
chương mà cha đưa ra để học thuộc, Tư Mã Thiên luôn chăm chỉ đọc, đọc đến thuộc
nằm lòng. Mỗi lần cha được nghỉ trở về nhà kiểm tra bài vở, đều hài lòng. Để
cha vui mừng, Tư Mã Thiên cố gắng học, huống hồ có được sự hứng thú trong lúc học.
Khi Tư Mã Thiên lên 9 tuổi, đọc thông Thi
诗, Thư 书, nhiều bài văn ông đọc thuộc lưu loát. Lòng hiếu kì của
ông càng lớn, chỗ nào không hiểu ông liền ghi chép lại, đợi lúc cha về nhờ cha
giảng giải. Càng ngày Tư Mã Thiên càng bị một sức hút thần bí hấp dẫn. Sức hút
thần bí đó đến từ những thẻ trúc cũ kĩ, bên trong có cả một thế giới phong phú,
ẩn chứa vô số những câu chuyện thú vị và những đạo lí sâu xa. Tư Mã Thiên khát
vọng được tự do tự tại bước vào thế giới thần bí đó.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 26/12/2016
Nguồn
TƯ MÃ THIÊN
司马迁
Tác giả: Đặng
Tương Tử 邓湘子
Triết Giang thiếu niên nhi đồng xuất bản xã, 2006.
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật