NGƯỜI THƯƠNG SÙNG TÍN THƯỢNG ĐẾ VÀ TỔ
TIÊN
Quan niệm
tôn giáo đời Thương được phản ánh qua mấy chục vạn mảnh giáp cốt. Từ đối tượng
vấn bốc cùng bốc từ của người Thương có thể thấy, người Thương tin trên trời có
các thần như nhật, nguyệt, phong, vũ, lôi ... dưới đất có các thần như thổ, địa,
sơn, xuyên ... Nhưng trong số các thần kì quỷ mị, vị thần có uy tín cao nhất,
quyền lực lớn nhất, có nhân cách, ý chí, tình cảm chính là Thượng Đế. Thượng Đế
là chủ tể vũ trụ, vương của muôn vương, quản lí tự nhiên cùng mọi sự vật chốn
nhân gian. Thượng Đế có nhiều uy lực to lớn:
- Một là chi phối giới tự
nhiên. Thượng Đế có thể “lệnh cho mưa”, “lệnh cho gió”.
- Hai là chủ tế hoạ phúc của
con người. Thượng Đế có thể “giáng cách”, “giáng thực”, “giáng hoạ”.
- Ba là quyết định thắng bại
trong chiến tranh, quyết định sự hưng suy của chính quyền. Xã hội lúc bấy giờ
có nhiều bộ lạc, chiến tranh liên miên. Mỗi khi có chiến sự, giới thống trị sai
vu sư hỏi Thượng Đế, xem thử “Đế nhược” 帝若
(cho phép) hoặc “Đế bất nhược” 帝不若, sau đó mới quyết
định hành động hay không.
- Bốn là chủ quản những việc
thường ngày như xây dựng, xuất hành, buôn bán.
Đối với sự sùng tín quỷ thần,
người Thương còn biểu hiện ở hoạt động tế tự. Trong bốc từ có nhiều điều mục về
tế mặt trời, mặt trăng, nhưng trong bốc từ lại không ghi chép rõ ràng về tế tự
Thượng Đế. Hoá ra, trong tôn giáo đời Thương, linh hồn của con người là bất tử,
cũng không có thuyết luân hồi chuyển thế. Hồn quỷ vĩnh hằng lưu tồn trong khoảng
trời đất. Chỉ có Thương Vương sau khi chết “tân vu Đế” 宾于帝
(khách bên cạnh Thượng Đế), linh hồn quy Đế đình theo bên cạnh Thượng Đế. Vị
vương lúc bấy giờ chỉ thông qua tế tự mới có thể đem ý chí của mình chuyển đến
Thượng Đế. Đồng thời Thượng Đế cũng không thể trực tiếp thể hiện quyền lực với
vị vương lúc bấy giờ, mà là thông qua linh hồn của tiên vương tiên tổ mà giáng
hoạ giáng phúc cho con người. Do đó linh hồn của tiên vương trở thành cây cầu
duy nhất nối liền Thượng Đế với cuộc sống hiện thực. Sùng bái tổ tiên không chỉ
là giềng mối cần thiết cho sự đoàn kết trong nội bộ tông tộc, mà còn là một
khâu tất yếu của việc sùng bái Thượng Đế, cho nên tế tổ là hoạt động long trọng
nhất, trọng yếu nhất trong tôn giáo đời Thương.
Người Thương tế tổ không chỉ
long trọng mà còn cực kì thành kính, phức tạp. Để biểu thị sự kính sợ đối với
linh hồn của tổ tiên, người Thương tốn một số lượng lớn vật phẩm, gia súc như
bò, ngựa, dê, heo, gà ... số lượng nhiều lúc có thể lên đến cả trăm, cách tế là
đốt, chôn, thả dưới nước, để trong bọng cây, đặt lên bệ thờ ... Thậm chí người
Thương còn dùng người làm vật hi sinh để tế tổ tiên hoặc tuẫn táng. Trong ngôi
mộ lớn của Thương vương tại gò ở khu vực tây bắc An Dương 安阳 Hà Nam 河南 đã phát hiện 191 hầm
táng, trong đó có chôn những thi thể không có đầu, xương người toàn thân, đầu
người, tế khí ... chứng minh khu vực tế chung của vương thất nhà Thương tế tự
tổ tiên. Thường mỗi hầm có mười mấy bộ xương cùng bốc từ có thể nghiệm chứng
qua lại. Giết để tuẫn táng, một lần có thể đến mấy trăm người, người bị giết trừ
một số ít thân thuộc, tuỳ tùng, đa số là nô lệ và tù binh.
Hoạt động
tế tổ của Thương vương chịu ảnh hưởng chế độ đẳng cấp tông pháp, cũng đã hình
thành chế độ tế tự tông pháp. Chế độ tế tự tông pháp này có thể phân làm 2 loại:
- Một
loại là “chu tế” 周祭, tức dùng 3 kiểu tế luân chuyển tế tiên tổ tiên tỉ
- Hai
là “tuyển tế” 选祭, một lần hợp tế một số tiên tổ tiên tỉ trực hệ của 5
đời.
Thương
vương thờ thần chủ Tổ miếu gọi là “kì” 示,
“đại kì” 大示 là tiên vương trực hệ, “tiểu kì” là tiên vương bàng hệ.
Tế “đại kì” dùng bò, tế “tiểu kì” dùng dê.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 06/12/2016
Nguyên tác Trung văn
THƯƠNG NHÂN SÙNG TÍN THƯỢNG ĐẾ HOÀ TỔ TIÊN
商人崇信上帝和祖先
Trong quyển
ĐỒ VĂN TRUNG QUỐC THÔNG SỬ
图文中国通史
(tập Sử tiền sử - Chiến quốc)
Chủ biên: Triệu Hướng Tiêu 赵向标
Tân Cương nhân dân xuất bản xã, 2002.
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật