华 花 CỔ KIM TỰ
BÀN VỀ CHỮ “HOA”
Chữ 花 (hoa) vốn được viết là 华,
华 là chữ cổ của chữ 花.
Thư tịch thời Tiên Tần, Lưỡng Hán đều dùng chữ 华.
Trong Thi Kinh – Đào yêu 诗经 - 桃夭 có câu:
Đào chi yêu yêu
Chước chước kì hoa
桃之夭夭
灼灼其华
Cây đào tơ xinh tươi
Hoa nhiều rậm
(Theo Tạ Quang Phát: Kinh Thi, tập 1)
Và
trong Thi Kinh – Điều chi hoa 诗经 - 苕之华:
Điều chi hoa
Kì diệp tinh tinh
苕之华
其叶青青
Hoa cây điều
Lá thì rườm rà
(phiên âm và dịch theo Tạ Quang Phát, Thi Kinh, tập 2)
Chữ 华 trong hai câu thơ trên đều được giải thích là 花. 华 có trước, 花 có sau. Chữ 花 này xuất hiện từ khi nào?
Cố Viêm
Vũ 顾炎武 trong Đường Vận
Chính 唐韵正 nói rằng:
Khảo hoa tự tự Nam Bắc triều dĩ thượng, bất kiến
vu thư (1)
考花字自南北朝以上, 不见于书 (1)
(Khảo về
chữ 花, từ thời Nam Bắc triều trở về trước, không thấy có
trong sách vở)
Trong Quảng Nhã Sớ Chứng 广雅疏证 cho chúng ta
biết, sớm nhất là trong thơ du lãm của Tảo Cứ 棗据
đời Tấn, đã có câu
Nhất tuế tái tam hoa (2)
一岁再三花 (2)
(Một năm hai ba lần trổ hoa)
Như vậy,
chữ 花 xuất hiện vào đời Tấn. Sau khi chữ 花 xuất hiện, vẫn chưa hoàn toàn thay thế chữ 华. Đến đời Đường, chữ 华
vẫn còn sử dụng rộng rãi. Như Trương Cửu Linh 张九龄
trong bài Cảm ngộ 感遇 đã viết:
Lan diệp xuân uy nhuy
Quế hoa thu kiểu khiết
兰叶春葳蕤
桂华秋皎洁
(Lá lan đến mùa xuân tốt tươi
Hoa quế gặp mùa thu thơm ngát)
桂华 ở
đây chính là 桂花. Trong nhiều thành ngữ còn bảo lưu chữ 华, không dùng chữ 花,
như:
Hoa nhi bất thực
华而不实
(Ra hoa nhưng không kết trái)
Xuân hoa thu thực
春华秋实
(Mùa xuân trổ hoa, mùa thu kết trái)
Chữ 华 có trước, chữ 花
có sau, mối quan hệ giữa 华 với 花, cũng chính là mối quan hệ cổ kim tự. 华 là cổ tự, 花 là kim tự. Đương
nhiên giữa cổ và kim cũng chỉ là tương đối, ví dụ như từ đời Tần trở về trước
là cổ, từ đời Tần trở về sau là kim. Với chữ 华
và 花 mà nói, từ đời Tấn trở về trước là cổ, từ đời Tấn trở
về sau là kim. Nhưng muốn nói cổ tự của chữ 花,
không chỉ dừng lại ở chữ 华, mà còn có chữ 蘤. Trong Từ
Nguyên 辞源 nói rõ, 蘤 là cổ tự của chữ 花.
Chữ蘤 có bộ 艹 (thảo) chữ 白 (bạch) và chữ 爲
(vi). Trong Quảng Nhã Sớ Chứng 广雅疏证 có
nói, chữ爲 (为) âm cổ đọc là 化 (hoá), cho nên chữ 花
có âm phù là 化.
Cặp cổ
kim tự 华花, có lúc là danh từ, có lúc là động từ, nó lại là một
chữ đa âm. Cho nên đôi lúc khó mà phân biệt. 花
dùng như động từ, như Lưu Vũ Tích 刘禹锡 trong Ô Y hạng 乌衣巷 đã viết
Ô Y hạng khẩu tịch dương tà
朱雀桥边野草花
乌衣巷口夕阳斜
(Bên cầu Chu Tước, các loài hoa dại đã trổ
Nơi ngõ Ô Y, ánh nắng chiều đã xế)
“Dã thảo
hoa”, là nói hoa dại đã trổ, dã thảo tự sinh tự diệt; còn nơi ngõ Ô Y phủ lên một
không khí thê lương buồn bã. 花 và 斜 đối nhau, cặp đối rất công phu.
Về âm đọc
của chữ 华 cũng cần phải chú ý. Như 华
trong 华山, từ lâu đã có nhiều nghị luận. Như trong Kinh Điển Thích Văn – Chu
âm nghĩa hạ 经典释文 - 周音义下 nói rằng:
Thái Hoa sơn giả, ..... vạn vật sinh
hoa, cố danh Hoa sơn.
太华山者, ..... 万物生华, 故名华山
(Thái Hoa sơn, ..... muôn vật trổ hoa, nên gọi là Hoa
sơn)
Chữ 华 ở 华山 trong thơ của Đỗ Tuân Hạc 杜荀鹤,
đọc bình thanh. Tiền Chung Thư 钱钟书 nói rằng “Ngày nay
thi nhân, người dám đọc bình thanh thì ít lắm vậy” (3). Tra chữ 华 ở 华山 trong Từ Hải 辞海
đọc thanh 4. Những nghị luận của tiền nhân với âm đọc hiện nay đã không tương hợp.
Đây là do ước định thành tục.
Danh từ 花 có nhiều nghĩa phái sinh. 花
là mĩ lệ, 花 từ danh từ dẫn đến nghĩa “mĩ lệ” “hoa lệ”; 花
lại dẫn đến nghĩa vẻ vang, vinh dự; hoa có chủng loại nhiều, màu sắc phong phú,
花 lại dẫn đến nghĩa hoa văn. Từ các kiểu hoa văn lại dẫn
đến “hoa” trong “hoa mắt”, từ chỗ “hoa mắt”
lại dẫn đến nghĩa hồ đồ, tiến thêm một bước lại dẫn đến nghĩa tiêu hao, tiêu tốn.
Chú của
nguyên tác
1- Thanh . Vương Niệm Tôn 王念孙:
Quảng Nhã Sớ Chứng 广雅疏证 quyển 10 thượng,
trang 337, Trung Hoa thư cục.
2- : Quảng Nhã Sớ
Chứng 广雅疏证 quyển 10 thượng, trang 337, dẫn Nghệ Văn Loại Tụ 艺文类聚 Tấn . Tảo Cứ棗据 du lãm thi, Trung
Hoa thư cục.
3- Trương Duyệt 张悦,
Đỗ Tuân Hạc 杜荀鹤 đều thấy trong Tiền
Chung Thư luận học văn tuyển 钱锺书论学文选, quyển 5, trang 31, Hoa Thành xuất bản xã.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 01/12/2016
Nguyên tác Trung văn
华花 CỔ KIM TỰ
ĐÀM “HOA”
华花古今字
谈 “花”
Trong quyển
HÁN TỰ THẬP THÚ
汉字拾趣
Tác giả: KỶ ĐỨC DỤ (纪德裕)
Phúc Đán Đại học xuất bản xã, 1998
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật