BỒNG SƠN BẤT VIỄN
蓬山不远
Tống
Kì 宋祁,
tự Tử Kinh 子京,
từng có lần đi qua phố Phồn Đài 繁台, gặp phải mấy chiếc xe trong cung đi ra, không tránh kịp. Bỗng
có người vén màn cất tiếng gọi “Tiểu Tống”. Tử Kinh rất kinh ngạc, quay về làm
ra bài từ theo điệu Giá cô thiên 鹧鸪天:
画毂雕鞍狭路逢
一声肠断绣帘中
身无彩凤双飞翼
心有灵犀一点通
金作屋玉为笼
车如流水马游龙
刘郎已恨蓬山远
更隔蓬山几万重
Hoạ cốc điêu an hiệp
lộ phùng
Nhất thanh trường
đoạn tú liêm trung
Thân vô thái phụng
song phi dực
Tâm hữu linh tê nhất
điểm thông
Kim tác ốc, ngọc
vi lung
Xa như lưu thuỷ mã
du long
Lưu Lang dĩ hận Bồn
sơn viễn
Cánh cách Bồng sơn
kỉ vạn trùng
Trên đường hẹp, gặp phải xe chạm
trỗ lộng lẫy trong cung
Tiếng kêu từ trong xe vọng ra
nghe đứt ruột
Thân không có được đôi cánh đẹp
như chim phụng
Nhưng lòng như sừng con linh tê
có điểm tương thông
Lấy vàng làm nhà, lấy ngọc làm lồng
Xe nhiều như nước chảy, ngựa chạy
như rồng bơi
Chàng Lưu ôm hận Bồng sơn xa
cách
Từ đây đến Bồng sơn cách mấy vạn
trùng
Bài
từ truyền vào trong cung, Nhân Tông biết được liền hỏi là xe thứ mấy, và ai là
người gọi tên Tiểu Tống. Có một cung nữ tâu rằng:
-
Nhân trong buổi yến, khi bệ hạ triệu kiến
Hàn lâm học sĩ, tả hữu các quan đều gọi là Tiểu Tống. Lúc bấy giờ, nô tì trong xe ngẫu nhiên gọi lên một tiếng.
Vua
cho triệu Tử Kinh vào. Tử Kinh vô cùng hoảng sợ. Vua cười bảo rằng:
Bồng sơn bất viễn
蓬山不远
(Núi Bồng không xa)
Và gả người cung nữ đó cho Tử
Kinh.
(Theo
Bản sự từ 本事词 của Diệp Thân Hương 叶申芗 đời Thanh biên soạn.)
Chú
của người dịch
Tống Kì 宋祁 (998 – 1061), tự Tử Kinh 子京, tiểu tự Tuyển Lang 选郎. Tổ tịch An Lục 安陆 An Châu 安州 (nay là thành phố An Lục tỉnh Hố
Bắc). Cao tổ phụ Tống Thân 宋绅 dời đến huyện Ung Khâu 雍丘 phủ Khai Phong 开封, trở thành người Ung Khâu (nay
là huyện Dân Quyền 民权 Thương Khâu 商丘 Hà Nam
河南).
Tống
Kì làm quan thời Bắc Tống, là văn học gia, sử học gia, từ nhân nổi tiếng. Tống
Kì cùng với anh là Tống Tường 宋庠 đều nổi tiếng về văn học, được xưng là “Nhị Tống”.
Ngôn
ngữ trong thơ và từ của ông rất công phu và đẹp. Nhân vì câu:
Hồng hạnh chi đầu
xuân ý náo
红杏枝头春意闹
(Hồng hạnh đầu cành xuân ý rộn)
Trong bài từ Ngọc lâu xuân 玉楼春, người đời gọi ông là “Hồng Hạnh Thượng Thư” 红杏尚书.
Tống
Kì đậu Tiến sĩ năm Thiên Thánh 天圣 thứ 2, ban đầu nhậm chức Thôi quan 推官 quân sự ở Phục Châu 复州, sau khi được hoàng đế triệu đến
hỏi, ông được chuyển về sử quán, làm quan trải các các chức: Long Đồ Các Đại học
sĩ, Sử quán tu soạn, Tri chế cáo. Tống Kì cùng Âu Dương Tu 欧阳修 biên soạn bộ Tân Đường Thư 新唐书. Đại bộ phận Tân Đường
Thư do Tống Kì biên soạn, trước sau hơn 10 năm. Sách thành, dâng lên Công bộ
Thượng thư, ông được bái làm Hàn lâm học sĩ Thừa chỉ.
Tống
Kì mất năm Gia Hựu 嘉祐 thứ 6, hưởng niên 64 tuổi, có tên thuỵ là Cảnh Văn 景文.
Giai
thoại
Một
ngày nọ tan buổi yến, Tống Kì về lại phủ, trên đường đi qua phố Phồn Đài 繁台gặp đội xe của hoàng gia, Tống
Kì vội tránh sang một bên. Lúc bấy giờ chỉ nghe trong xe có người gọi lên một
tiếng: “Tiểu Tống”. Khi Tống Kì quay đầu lại nhìn, trông thấy rèm xe đang vén
nhẹ, một cung nữ xinh đẹp mỉm cười với ông. Đội xe đi qua, nhưng nụ cười của
người đẹp khiến Tống Kì trong lòng rung động, mãi một lúc mà vẫn chưa bình tâm.
Sau khi về đến phủ, Tống Kì liền viết bài Giá
cô thiên 鹧鸪天, thuật lại cuộc gặp gỡ như
trong giấc mộng, và bày tỏ nỗi buồn vì sẽ không được gặp lại người đẹp.
Câu
Thân vô thái phụng song phi dực, tâm hữu
linh tê nhất điểm thông, đã làm tăng độ sống động cho câu thơ của thi nhân
Lí Thương Ẩn 李商隐
đời Đường (Lí Thương Ẩn: Vô đề bài 1
– ND), cùng với ý của bài từ trọn vẹn một khối. Bài từ vừa mới xuất hiện, lập tức
được truyền tụng, hát khắp kinh thành, sau truyền đến tai Tống Nhân Tông. Hoàng
đế truy vấn:
- Người nào và ở xe thứ mấy gọi ‘Tống Kì’?
Cuối
cùng có một cung nữ đứng lên bước ra, vẻ mặt xấu hổ nói rằng:
- Lúc nô tì hầu buổi yến, nghe thấy gọi Hàn
lâm học sĩ, tả hữu đại thần đều bảo: đó là Tiểu Tống. Nô tì trong xe, ngẫu
nhiên nhìn thấy, liền gọi một tiếng.
Hoàng đế
cười vang, chẳng bao lâu cho triệu Tống Kì lên điện, nói lại chuyện ấy. Tống Kì
hoảng sợ, nhưng không giấu vẻ xấu hổ. Nhân Tông bảo rằng:
-
Núi Bồng không xa đâu
Nói
xong, liền gả cung nữ đó cho Tống Kì. Tông Kì không những quan vận hanh thông,
mà còn nhân vì giai khúc có được nhân duyên tốt đẹp, khiến người thời đó rất
hâm mộ.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 15/12/2016
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật