CHỮ “TỈNH” 省 TRONG HÁN NGỮ CỔ
Xem, thị
sát, xem xét
Trong Chu Lễ - Xuân Quan – Đại Tông Bá 周禮 - 春官 - 大宗伯 có câu:
Tỉnh sinh hoạch
省牲鑊
(Xem xét vạc dùng để nấu con sinh)
(sinh 牲: tức bò, dê, heo
dùng làm tế phẩm. Hoạch 鑊: tức khí cụ dùng để
nấu con sinh).
Trong Lễ Kí – Nguyệt Lệnh 禮記 - 月令 có câu:
Mệnh Hữu tư tỉnh linh ngữ, khử chí cố (1)
命有司省囹圄, 去桎梏 (1)
(Lệnh cho quan Tư pháp xem xét lao ngục, bỏ gông cùm của
tù nhân)
Dẫn đến
nghĩa thăm viếng cha mẹ, thăm viếng bậc tôn trưởng. Trong Lễ Kí – Khúc Lễ thượng 禮記 - 曲禮上:
Hôn định nhi thần tỉnh
昏定而晨省
(Tối viếng sớm thăm)
(hôn định 昏定: chỉ việc hầu hạ
cha mẹ ngủ được ngon giấc)
Trong
Tam Quốc Chí – Ngô Chí – Chu Du truyện 三國志 - 吳志 - 周瑜傳:
Du tùng phụ Thượng vi Đan Dương Thái
thú, Du vãng tỉnh chi.
瑜從父母尚為丹陽太守, 瑜往省之
(Thúc phụ của Chu Du là Chu
Thượng làm Thái thú ở Đan Dương, Chu Du đến thăm)
Trong Lạc Dương Già Lam Kí – Vương Tử Phường 洛陽伽藍記 - 王子坊:
Giang Dương Vương Kế lai tỉnh tật
江陽王繼來省疾
(Giang Dương Vương (Nguyên) Kế đến thăm (Vương Dung) bị
bệnh)
Đời sau
dùng “tỉnh thân” 省親, “quy tỉnh” 歸省 chuyên chỉ việc
thăm viếng cha mẹ, nếu không phải là bà con thân thuộc thì rất ít dùng “tỉnh”.
Dẫn đến
nghĩa kiểm tra, phản tỉnh. Trong Luận Ngữ
- Học Nhi 論語 - 學而:
Ngô nhật tam tỉnh ngô thân
吾日三省吾身
(Ta mỗi ngày tự xem xét ba việc)
Và ở thiên Vi
chính 為政:
Thoái nhi tỉnh kì tư
退而省其私
(Khi Nhan Hồi lui về, ta xét kĩ đời tư của anh ấy)
Trong Tuân Tử - Khuyến Học 荀子 - 勸學:
Quân tử bác học nhi nhật tam tỉnh hồ kỉ
君子博學而日參省乎己
(Người quân tử học rộng, hàng
ngày nhiều lần kiểm tra phản tỉnh đối với bản thân)
Chú ý: những nghĩa này đều không thể đọc là sheng (thanh 3)
2- Bính âm sheng (thanh 3) (âm Hán Việt: “sảnh” - ND)
Giảm
thiểu
Trong Tả Truyện – Hi Công nhị thập nhất niên 左傳 - 僖公二十一年:
Biếm thực sảnh dụng
貶食省用
(Bớt ăn bớt dùng)
Hiện
nay thường nói “sảnh ngật kiệm dụng” 省吃儉用.
3- Bính âm sheng (thanh 3) (âm Hán Việt: “sảnh” – ND)
Nơi
thiên tử ở, cung cấm. “Sảnh trung” 省中 tức “cung trung” 宮中. Trong Hán Thư
– Chiêu Đế kỉ 漢書 - 昭帝紀 có chép: Hán
Chiêu Đế lúc lên ngôi mới có 8 tuổi, chị của Chiêu Đế tại “sảnh trung” quan tâm
săn sóc cuộc sống của ông ta.
Dẫn đến
nghĩa là danh xưng cơ quan hành chánh trung ương của quốc gia. Đời Đường có lục
sảnh, “Thượng thư sảnh” 尚書省 là một trong số
đó.
Đỗ Phủ
- Tuý thời ca 杜甫 - 醉時歌:
諸公袞袞登臺省
(Các ngài lũ lượt lên đài sảnh)
Đời
Nguyên, cơ quan hành chính trung ương gọi là “Trung thư sảnh” 中書省, và tại các lộ (các khu hành chính) cũng thiết đặt
“Hành trung thư sảnh” 行中書省, gọi tắt là “hành
sảnh” 行省, cuối cùng gọi tắt nữa là “sảnh” 省. Chữ 省 hiện nay là do từ đó
phát triển ra.
Chú của người
dịch
1- Theo Lễ Kí dịch
giải 禮記譯解 của Vương Văn Cẩm 王文錦, ở phần chú thích,
chữ 桎
chú rằng: 桎 âm
至 (chí), và chữ 梏 chú rằng: 梏 âm 故
(cố).
(tập
thượng, trang 202, Trung Hoa thư cục, 2007)
A- Hán Việt tự điển của Thiều Chửu có
âm “tỉnh” với các nghĩa sau:
1- Coi xét
2- Thăm hầu
3- Mở to
4- Dè, dè dặt
5- Tiếng dùng để chia các khu đất trong nước
6- Cùng âm nghĩa với chữ “tiển” 獮
(Nxb tp/ Hồ Chí
Minh, 1993, trang 426)
B- Từ điển Hán Việt văn ngôn dẫn chứng
của Nguyễn Tôn Nhan thu thập 2 âm:
“Tỉnh”
với các nghĩa:
1- Xét lại mình, tự kiểm điểm mình
2- Xét rõ
3- Tốt đẹp
4- Chia khu vực ra để cai trị
5- Giảm bớt
6- Về thăm viếng cha mẹ
“Tiển”
với hai nghĩa:
1- Lễ đi săn mùa thu, dùng như nghĩa chữ “tiển” 獮
2- Tên một lễ tế cổ vào mùa thu
(Nxb tp/ Hồ Chí Minh, 2002, trang 944 / 945)
C- Theo Khang Hi tự điển 康熙字典:
1- Xing (thanh
3) (âm TỈNH – ND)
Đường vận 唐韻, Tập vận 集韻, Vận hội 韻會, Chính vận 正韻 đều phiên thiết là
TỨC 息 TỈNH 井. 騂 thượng thanh, với các nghĩa: xem xét, xét rõ, tốt đẹp,
lỗi.
2- Sheng (thanh
3) (âm SẢNH – ND)
*- Đường vận 唐韻, Tập vận 集韻, Vận hội 韻會Chính vận 正韻đều phiên thiết là SỞ 所
CẢNH 景. 生 thượng thanh, với
các nghĩa:
- Cấm thự
- Trong Đường thư – Bách quan chí 唐書 - 百官志 có ghi: ti
quan phân biệt có sảnh 省 và đài 臺, như 6 “sảnh” là Thượng thư 尚書,
Hoàng môn 黃門, Trung thư 中書, Bí thư 祕書, Điện trung 殿中, Nội thị 內侍.
- Trong Tập vận 集韻, Vận hội 韻會 có nghĩa là giảm bớt.
*- Tập vận 集韻 cũng có phiên
thiết TỨC 息 THIỂN 淺. Âm 蘚 (tiển), nghĩa như chữ
獮, đi săn mùa thu.
(Hán ngữ đại từ điển xuất bản
xã, năm 2002, trang 759)
Như vậy,
“xing” (thanh 3), âm Hán Việt đọc là
“tỉnh”; “sheng” (thanh 3) âm Hán Việt
đọc là “sảnh”. Nghĩa 5 trong Hán Việt tự
điển của Thiều Chửu và nghĩa 4, nghĩa 5 của Từ
điển Hán Việt văn ngôn chứng của Nguyễn Tôn Nhan, ta quen đọc là “tỉnh”. Ở
đây tôi phiên âm theo Khang Hi tự điển.
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn 27/12/2016
Nguyên tác Trung văn trong
CỔ ĐẠI HÁN NGỮ
古代漢語
(tập 2)
Chủ biên: Vương Lực 王力
Trung Hoa thư cục, 1998.
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật