SỰ SÙNG BÁI “TOTEM” VÀ TẾ TỰ CỦA NGƯỜI
ÂN THƯƠNG
“Sùng
bái tô tem” là điều tất có của các đại dân tộc trên thế giới cùng với mỗi bộ lạc
dân tộc trong các đại dân tộc. Nó vốn từ khởi nguyên của dân tộc mà sinh ra,
nhưng người Ân từ đầu đến cuối, đối với totem đều luôn hết sức coi trọng. Trong
những văn vật khai quật được tại Ân Khư 殷墟,
các đồ vật có liên quan đến chim rất nhiều, phản ánh trình độ tín ngưỡng sâu đậm
của người Ân Thương đối với totem của mình. Sự thực, đối tượng totem đã trở
thành thần vật, mà tác dụng thần linh trong chính quyền Ân Thương đã vượt quá ý
nghĩa khởi nguyên của dân tộc, trở thành tượng trưng cho sự đoàn kết quốc gia.
Trong mắt
người Ân Thương, tất cả đều có thần của vật đó, mà Thiên Đế là chủ tể của muôn
vật. Thiên Đế vừa sắp đặt các loại trật tự tự nhiên, cũng quyết định các hiện
tượng tự nhiên. Để hướng đến các vị thần linh cầu phúc, người Ân vắt óc suy
nghĩ, dùng mọi cách có thể để tế tự thần linh, người đại diện quản lí chốn nhân
gian của Thiên Đế chính là đế vương, họ là thần của nhân gian. Đồng thời, những
người Ân có địa vị, cũng thần hoá tổ tiên của mình, đặc biệt là những người có
công lao to lớn. Loại thần hoá này ít nhất có 2 bước: một là đem những sự tích
của họ thần hoá và khoa trương; hai là đem cá nhân họ gọi là thần, tiến đến việc
tiến hành tế tự long trọng đối với họ. Ví dụ như tiên vương của tộc Ân là Nhất
Minh 一冥, nhân vì có công trị thuỷ đã được xem là thần sông.
Còn đối với việc tế tự Đế Khốc 帝喾 – tổ tiên của tộc
Thương, luôn là hoạt động tế tự quan trọng của người Ân. Liên quan đến điều này
là phong tục kiến trúc tông miếu và hậu táng, đều phản ánh ý thức sùng bái quỷ
thần của dân tộc Ân Thương.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 19/11/2016
Nguyên tác Trung văn
ÂN THƯƠNG ĐÍCH “ĐỒ ĐẰNG” SÙNG BÁI HOÀ TẾ TỰ
殷商的 “图腾” 崇拜和祭祀
Trong quyển
ĐỒ VĂN TRUNG QUỐC THÔNG SỬ
图文中国通史
(tập Sử tiền sử - Chiến quốc)
Chủ biên: Triệu Hướng Tiêu 赵向标
Tân Cương nhân dân xuất bản xã, 2002.
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật