Dịch thuật: Cải nguyên và cải triều hoán đại có phải là một

CẢI NGUYÊN VÀ CẢI TRIỀU HOÁN ĐẠI CÓ PHẢI LÀ MỘT

          Thế đạo hưng suy, trị loạn thay đổi. Từ triều Hạ kiến lập, trải qua Thương, Tây Chu, Xuân Thu và Chiến Quốc, Tần, Hán, Nam Bắc triều, Tuỳ, Đường, Ngũ Đại thập quốc, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, trong quãng thời gian đó có không biết bao nhiêu vương triều thay nhau. Tân quân lên ngôi nhìn chung đều cải nguyên, dùng niên hiệu mới. Thế thì cải nguyên và cải triều hoán đại có phải là một?
          Cải nguyên 改元chính là thay đổi niên hiệu. Trung Quốc cổ đại sử dụng sớm nhất là dùng can chi để ghi niên pháp, lấy 10 thiên can phối hợp với 12 địa chi, 61 năm giáp một vòng, cũng gọi là “nhất Giáp Tý”. Về quan phương, thống nhất sử dụng dùng niên hiệu để ghi niên pháp. Tân đế lên ngôi, nhìn chung đều thay đổi niên hiệu có trước đó, sau đó năm đầu tiên sẽ gọi là “nguyên niên” 元年. Cho nên thay đổi niên hiệu cũng gọi là “cải nguyên”.
          Cải nguyên và cải triều hoán đại khác nhau. Cải triều hoán đại đồng thời cũng đứng trước việc thay đổi niên hiệu, cải nguyên phát sinh giữa các hoàng đế khác nhau trong cùng một triều đại. Thông thường tân đế kế vị sẽ cải nguyên, xác lập niên hiệu mới. Ngay cả cùng một hoàng đế, cũng có thể thay đổi niên hiệu. Như Hán Vũ Đế thay đến 11 niên hiệu, Đường Cao Tông dùng qua 14 niên hiệu, Đường Huyền Tông mới lên ngôi cải nguyên là Tiên Thiên 先天, năm đó xưng là “Tiên Thiên nguyên niên” 先天元年, sau cải nguyên “Khai Nguyên” 开元, rồi lại cải nguyên “Thiên Bảo” 天宝.
          Đến thời Minh Thanh mới quy định nhất đế nhất nguyên, cho nên có thể dùng niên hiệu để xưng hô hoàng đế. Như niên hiệu của Thanh Cao Tông là Càn Long 乾隆, nên được xưng là Càn Long hoàng đế.

                                                         Huỳnh Chương Hưng
                                                         Quy Nhơn 23/9/2016

Nguyên tác Trung văn
Trong quyển
THÚ VỊ VĂN HOÁ TRI THỨC ĐẠI TOÀN
趣味文化知识大全
Thanh Thạch 青石 biên soạn
Trung Quốc Hoa kiều xuất bản xã, 2013
Previous Post Next Post