“TRỌNG VĂN KHINH VÕ” VÀ “BÔI TỬU THÍCH
BINH QUYỀN”
CỦA
TRIỀU TỐNG CÓ LIÊN QUAN VỚI NHAU KHÔNG
“Trọng
văn khinh võ” của triều Tống, binh quyền do đích thân hoàng đế nắm giữ, quân đội
do văn nhân khống chế, còn võ tướng luôn điều động, tạo thành cục diện binh
không biết tướng, tướng không biết binh. Mục đích chính là để tăng cường trung
ương tập quyền, áp chế võ tướng, phòng ngừa quân lính phản loạn. Điều đó có
liên quan mật thiết với Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận 赵匡胤,
mà “bôi tửu thích binh quyền” 杯酒释兵权 là đại biểu điển
hình.
Tống
Thái Tổ Triệu Khuông Dận vốn là thống lĩnh cấm quân của nhà Hậu Chu, tại Trần
Kiều 陈桥 phát động binh biến, đoạt lấy chính quyền Hậu Chu, kiến
lập triều Tống. Sau khi lên ngôi chưa được nửa năm đã có hai vị Tiết độ sứ khởi
binh phản đối. Vất vả lắm mới ông bình định được, sau đó liền hỏi Thừa tướng
Triệu Phổ 赵普 rằng:
- Khanh nói xem từ thời Ngũ Đại đến nay, tại
sao thiên hạ hỗn loạn như thế?
Triệu
Phổ đáp rằng:
- Đó đều là do bởi từ thời Đường trở đi, thế lực
phiên trấn quá lớn.
Triệu
Khuông Dẫn lại hỏi:
- Làm sao để trừ tận gốc hiện tượng đó?
Triệu
Phổ lại đáp:
- Chỉ cần tăng cường trung ương tập quyền, tước
bỏ binh quyền của họ là được.
Thế là
Triệu Khuông Dẫn triệu tập những võ tướng khai quốc như Thạch Thủ Tín 石守信, Vương Thẩm Kì 王审琦
nói với họ rằng:
- Ta biết các khanh đối với ta rất trung
thành, nhưng không đại biểu cho bộ hạ của các khanh cũng trung thành với ta. Một
mai nếu họ cũng khoác hoàng bào lên người các khanh, các khanh sẽ xử lí như thế
nào?
Chúng
tướng hoảng kinh, vội quỳ xuống. Triệu Khuông Dẫn thừa thế nói thêm:
- Nếu các khanh từ bỏ quan chức về lại quê
nhà, ta sẽ ban thưởng cho ruộng vườn vàng bạc, các khanh vừa có thể lưu lại gia
nghiệp cho con cháu, vừa có thể an hưởng tuổi già, há chẳng sung sướng sao!
Ngày
hôm sau chúng tướng dâng tấu chương từ chức, Triệu Khuông Dẫn nhất nhất chuẩn tấu.
“Bôi tửu
thích binh quyền” 杯酒释兵权 là cách tước đoạt binh quyền đại tướng, tăng cường
trung ương tập quyền. Từ đoạn văn trên, chúng ta không khó để nhìn thấy, Triệu
Khuông Dẫn tăng cường trung ương tập quyền chính là để giải quyết sự uy hiếp của
các phiên trấn đối với chính quyền trung ương từ thời Đường đến lúc bấy giờ. Rất
nhiều chế độ của triều Tống đều để phòng ngừa sự chuyên quyền của võ tướng, trọng
văn khinh võ cũng từ đó mà ra. Quân đội do văn quan khống chế, điều động quân đội
và quyền chỉ huy phân li, về cách làm ở một mức độ nhất định, tuy đạt được mục đích
phòng ngừa võ tướng chuyên quyền, nhưng lại làm yếu đi sức chiến đấu của quân đội.
Đó cũng là nguyên nhân trọng yếu khiến Bắc Tống và Nam Tống nhiều lần thất bại
trong quá trình giao tranh với dân tộc du mục phương bắc.
Huỳnh Chương Hưng
Quy
Nhơn 22/8/2016
Nguyên tác Trung văn
Trong quyển
THÚ VỊ VĂN HOÁ TRI THỨC ĐẠI TOÀN
趣味文化知识大全
Thanh Thạch 青石 biên
soạn
Trung Quốc Hoa kiều xuất bản xã,
2013
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật