TẠI SAO “THẬP NHẤT DIỆN QUÁN ÂM”
CÓ 11 KHUÔN MẶT
Quán Âm
có thể tuỳ lúc tuỳ nơi thể hiện “chúng đa diệu dung” 众多妙容, nhưng tại sao cùng một lúc lại hiển hiện 11 khuôn mặt? Sự sắp xếp
khuôn mặt của Thập nhất diện Quán Âm 十一面观音ẩn tàng huyền cơ
gì? Khu vực tín ngưỡng khác nhau có những giải thích khác nhau.
Thập nhất
diện Quán Âm thịnh hành ở Trung Quốc có hình chế đa dạng, có thể là 1 tầng, 2 tầng,
3 tầng hoặc 4 tầng, thể hiện mô thức bất đồng, thường thấy nhất là cách tạo
hình 4 tầng, lần lượt hiển hiện từ tướng 慈相,
sân tướng 嗔相, bạch nha thượng xuất tướng 白牙上出相 và bạo tiếu tướng 暴笑相. Có thuyết nói 11
khuôn mặt này đại biểu cho 11 giai đoạn tu hành của Bồ Tát Đại thừa, lần lượt
là bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, tĩnh lự, bát nhã, phương tiện thiện xảo,
trí đẳng, gọi là “thập địa” 十地. Khuôn mặt chính
(chủ diện 主面) đại biểu cho Phật quả cuối cùng thứ 11.
Thập nhất
diện Quán Âm của Tây Tạng đem 11 khuôn mặt sắp xếp thành 5 tầng, tạo hình giống
kim tự tháp. Những khuôn mặt này tượng trưng cho Pháp thân Phật, Báo thân Phật
và Ứng thân Phật, đồng thời cũng biểu đạt hoàn chỉnh nghĩa lí của ngũ bộ Mật
tông và ngũ phương Phật. Tầng trên cùng (tầng thứ 5) là A Di Đà Phật 阿弥陀佛với sắc da đỏ, tượng trưng cho Liên Hoa bộ 莲华部 đến từ Tây phương, đồng thời đại biểu cho “Pháp thân
Phật”. Tiếp đó (tầng thứ 4) Nộ Mục Kim Cang Thủ Bồ Tát 怒目金刚手菩萨 với sắc da xanh, đại biểu cho “Báo thân Phật”, sắc da xanh trên thân
được xem là sắc điều phục. 3 tầng tiếp dưới mỗi tầng 3 mặt, đều là “Ứng thân Phật”
với 3 sắc vàng, trắng, xanh lục nối nhau biến hoá. Với 3 sắc này, khi sắc vàng ở
giữa tượng trưng cho Bảo bộ 宝部, sắc trắng ở giữa đại
biểu cho Phật bộ 佛部, sắc xanh ở giữa đại biểu cho Nghiệp bộ 业部. Từ trên xuống dưới 5 tầng đại biểu hoàn chỉnh 5 bộ,
ý nghĩa đại biểu của màu sắc nhất trí với Ngũ phương Phật.
Hình tượng Quán
Âm biến hoá sớm nhất
Trong lịch
sử tạo tượng, Thập nhất diện Quán Âm còn có một ý nghĩa quan trọng: đó có thể
là Quán Âm hình tượng biến hoá xuất hiện sớm nhất, cũng chính là từ mô thức 1 đầu
2 tay của người thường, bắt đầu chuyển biến thành mô thức nhiều đầu nhiều tay
khác với người thường. Trước mắt hình thức Thập nhất diện Quan Âm với 2 tay
phát hiện sớm nhất, có niên đại khoảng cuối thế kỉ thứ 5, mà đại biểu là ở hang
số 41 trong dãy hang động tại Cam Hách Thuỵ 甘赫瑞
(Kanheri) tỉnh Mã Cáp Lạp Tư Đặc 马哈拉斯特 (Maharastra) thuộc
Ấn Độ.
Đến từ tín
ngưỡng Phệ Đà cổ xưa
Nguyên
gốc của tín ngưỡng Thập nhất diện Quán Âm rất xưa, mượn từ tín ngưỡng thời Phệ
Đà 吠陀 của Ấn Độ cổ.
Trước
tiên nói về nguồn gốc của chữ số “thập nhất”. Thời Phệ Đà cổ, tam giới gồm
thiên, không, địa có 33 vị thần. Thiên giới, không giới, địa giới mỗi nơi phối
trí 11 vị thần. Thập nhất diện Quán Âm có khả năng từ khái niệm đó nhiếp thủ mà
ra.
Ngoài
ra còn có cách nói tương đối cụ thể là, Thập nhất diện Quán Âm đến từ Thập nhất
diện Hoang Thần 十一面荒 神 (Ekadasa-ruda) trong
giáo lí Bà La Môn. Thập nhất diện Hoang Thần không những là hình tượng có 11
khuôn mặt, mà còn có thể có 2 tay, 4 tay, 8 tay, phảng phất Thập nhất diện Quán
Âm. Hoang Thần có 1000 con mắt, bụng đen, có tượng có cổ sắc xanh lục, toàn
thân sắc nâu, mặc kim trang, xoả tóc, tay cầm cung tên, bình thường ở trong núi
sâu. Tính khí Hoang Thần rất lớn, một khi phát nộ, liền dùng sấm sét lạm sát
người và súc vật, làm tổn hại cây cỏ, mọi người vô cùng sợ, đều kính nhi viễn
chi. Nhưng, Hoang Thần hoàn toàn không phải là ác thần, mà cũng có mặt thiện
lương, về sau biến thành một vị đại thiện thần, có thể cứu chữa bệnh tật cho
con người và súc vật. Vị Hoang Thần này chính là vị thần cổ xưa, đến sau này biến
thành Thấp Bà Thần 湿婆神, vị thần tối cao của Ấn Độ giáo. Thấp Bà Thần có 1008
tên, trong đó có tên “Thập nhất tối thắng” 十一最胜, cũng chính là “Thập nhất diện”.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn
17/8/2016
Nguyên tác Trung văn trong
QUAN ÂM TIỂU BÁCH KHOA
观音小百科
Tác giả: Nhan Tố Tuệ 颜素慧
Trường Sa – Nhạc Lộc thư xã, 2002
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật