NHÂN TÂM SỞ HƯỚNG
Thống
nhất Trung Quốc không chỉ là đại thế lịch sử, mà càng là điều mà nhân tâm sở hướng.
Từ khi Chu Bình Vương 周平王 dời đô về phía
đông đến Lạc Dương 洛阳, chiến loạn trường kì, dân không sống yên quảng đại
nhân dân bỏ làng quê lưu lạc khắp nơi. Bất luận giai tầng xã hội nào cũng đều
vươn cổ trong ngóng cục diện cát cứ sớm kết thúc, để có một cuộc sống xã hội ổn
định. Tần Vương Chính kết thúc thảm cục “binh cách bất hưu” 兵革不休 (binh mã không nghỉ), “lưu huyết mãn dã” 流血满野 (máu chảy đầy đồng), có được cục diện chính trị tốt đẹp,
đó là bước ngoặt trọng đại trong lịch sử cổ đại Trung Quốc, cũng là cơ sở để nhà Tần nhanh chóng cuốn gọn dân
chúng 6 nước.
Ngoài ra,
nhìn từ giác độ quan hệ dân tộc, văn minh Hoa Hạ lúc đó đang bị dân tộc du mục
phương bắc vây nhiễu, mọi người hi vọng kiến lập một đất nước có biên phòng vững
mạnh, bảo vệ văn hoá nông canh tiên tiến của trung nguyên. Thời Chiến Quốc, 3
nước Tần, Triệu, Yên đều đối mặt với sự quấy nhiễu của các dân tộc du mục
phương bắc như Đông Hồ 东胡, Lâu Phiền 楼烦, Hung Nô 匈奴, đặc biệt là Hung
Nô. Ba nước ra sức xây dựng trường thành, phái khiển tinh binh, nhưng chiến
tranh kiêm tính trường kì khiến sức chú ý của 3 nước không thể không chuyển hướng
trung tâm chính trị, dẫn đến biên vụ phế bỏ, dân oán kêu than. Hung Nô thừa cơ
chiếm lấy vùng Hà Sáo 河套 đất đai màu mỡ cỏ
cây tươi tốt, đây không chỉ uy hiếp nghiêm trọng đến sự sản xuất thường ngày của
dân chúng vùng biên, mà trật tự thường ngày trong đời sống đối với nền văn minh
nông canh trung nguyên cũng đã cấu thành sự khiêu khích to lớn.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 16/8/2016
Nguyên tác Trung văn
NHÂN TÂM SỞ HƯỚNG
人心所向
Trong quyển
THỐNG NHẤT VƯƠNG TRIỀU ĐÍCH ĐẢN SINH – TẦN
统一王朝的诞生 - 秦
Chủ biên: “Đồ thuyết Trung Quốc lịch sử”
Trường Xuân - Cát Lâm xuất bản tập đoàn hữu hạn trách
nhiệm công ti, 2006
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật