Dịch thuật: Lai lịch Thiên Tử sơn

LAI LỊCH THIÊN TỬ SƠN

          Trong khu vực Thiên Tử sơn 天子山, không ít những nơi lấy hai chữ “thiên tử” để đặt tên: Thiên Tử phong, Thiên Tử động, Thiên Tử viện, Thiên Tử miếu, Thiên Tử châu .v.v...
          Kì thực, nơi đây từ triều Minh trở về trước cùng với Trương Gia Giới 张家界 gọi là Thanh Nham sơn 青岩山, nhân vì đá xanh (thanh thạch 青石) dựng đứng nhiều như rừng nên có tên như thế.
Năm 1353 (năm Chí Chính 至正thứ 13 triều Nguyên), thủ lĩnh tộc Thổ Gia là Hướng Đại Khôn 向大坤 nhận lời mời của học sĩ Lí Bá Như 李伯如 đang ẩn cư nơi động Hoàng Long Tuyền 黄龙泉 dưới Thanh Nham sơn, dẫn gia quyến lên “Thanh Nham sơn”. Sau khi lên núi, dưới sự giúp đỡ của Lí Bá Như, Hướng Đại Khôn dựng cờ khởi nghĩa, kiến bang lập địa, tiếm xưng vương hiệu, gọi là “Hướng Vương Thiên Tử” 向王天子. Do bởi lúc bấy giờ ông ta có khả năng đại biểu cho lợi ích của nhân dân các tộc mà trong đó tộc Thổ Gia là chính, nên đã có được sự yêu mến và ủng hộ của các tộc nhân dân, kiến lập sơn trại (căn cứ địa) lấy “Thiên Tử sơn” làm trung tâm.
Năm 1385 (năm Hồng Vũ 洪武 thứ 18 triều Minh), Thái Tổ sai Sở Vương Trinh 楚王桢 , Chinh nam tướng quân Thang Hoà 汤和, phó tướng Chu Đức Quang 周德光 thống lĩnh hơn vạn tinh binh, chia làm 5 lộ bao vây tấn công. Trải qua hơn 40 ngày huyết chiến, cuối cùng do bởi quả bất địch chúng nên thua trận, Hướng Đại Khôn tiếm xưng “thiên tử” 32 ngày chiến tử tại dưới vách núi Thần Đường Loan 神堂湾.
Từ đó về sau, để tưởng niệm Hướng Đại Khôn, nhân dân các tộc ở đây đã đặt tên “Thiên Tử” cho những nơi mà trước đây ông từng sống và chiến đấu.
Vương triều Thanh đã dùng mọi hình thức áp bức, cưỡng lệnh thủ tiêu hai chữ “thiên tử”. Nhưng nhân dân tộc Thổ Gia vẫn luôn gọi là “Thiên Tử sơn”.

                                                      Huỳnh Chương Hưng
                                                     Quy Nhơn 15/7/2016

Nguyên tác Trung văn
THIÊN TỬ SƠN ĐÍCH LAI LỊCH
天子山的来历
Trong quyển
THANH THIẾU NIÊN TỐI HỈ HOAN ĐÍCH
THẦN THOẠI CỐ SỰ
青少年最喜欢的
神话故事
Tác giả: Ngô Cảnh Minh 吴景明
Diên Biên nhân dân xuất bản xã, 2002
Previous Post Next Post