BI KỊCH CỦA CHU Á PHU
Đầu thời Hán Cảnh Đế 汉景帝, Triều Thố 晁错
đề nghị tước bỏ phiên trấn, 7 nước Ngô, Sở liên hợp phản loạn. Trong lúc nguy
nan, Cảnh Đế đột nhiên nhớ đến lời dặn của Văn Đế trước lúc qua đời. Nhất là
khi Văn Đế nói với thái tử Lưu Khải 刘启
(tức Hán Cảnh Đế sau này):
- Nếu
đất nước phát sinh nội loạn, có thể trọng dụng Chu
Á Phu 周亚夫.
Thế là Chu Á Phu giữ chức Thái uý, để
ông đi dẹp trừ phản loạn. Chu Á Phu không khiêm nhượng chối từ, ông tiếp nhận
nhiệm vụ, không nói một lời nào khác. Hán Cảnh Đế tuy tìm được một vị tướng
quân tình nguyện đi dẹp trừ phản loạn, trong lòng rất vui, nhưng tính ngạo mạn
của Chu Á Phu khiến Cảnh Đế cảm thấy không dễ chịu.
Chu Á Phu không không phụ kì vọng của
Cảnh Đế, ông dũng cảm mưu trí, chỉ trong 3 tháng đã bình định được Ngô Vương
Lưu Tị 刘濞, dẹp yên phản loạn Ngô Sở.
Quân chủ lực của 2 nước thất bại, 5 nước còn lại theo đó thoái lui, chẳng mấy
ngày, kẻ phản loạn nếu không tự sát thì cũng bị tru diệt, cuộc phản loạn của 7
nước nhanh chóng bị dẹp tan.
Năm Cảnh Đế thứ 7 ( năm 150 trước công
nguyên), Chu Á Phu được thăng làm Thừa tướng. Thừa tướng đứng đầu quan văn,
giúp thiên tử xử lí công việc, chức vụ vô cùng quan trọng, nhưng nếu không khéo
rất dễ khiến bản thân rơi xuống hố.
Người đầu tiên tìm Chu Á Phu làm khó
đó là Lương Vương Lưu Vũ 刘武. Lưu Vũ và
Hán Cảnh Đế cùng mẹ, hơn nữa huynh đệ chỉ có 2 người. Đậu thái hậu rất sủng ái
Lưu Vũ, luôn thuận theo ý của Lưu Vũ.
Năm đó, Chu Á Phu dẫn quân đến vùng Hà
Nam .
Liên quân Ngô Sở đang dốc toàn lực đánh Lương. Chu Á Phu phân tích tình thế,
cho rằng, khí thế của liên quân Ngô Sở đang mạnh, quân Hán rất khó chiến thắng,
quyết định để liên quân Ngô Sở đánh Lương. Lương Vương thỉnh cầu Cảnh Đế xin cứu
viện, Cảnh Đế lệnh cho Chu Á Phu giúp Lương, nhưng Chu Á Phu không theo ý Cảnh
Đế, mà lại sai kị binh chặn đường lương thảo của liên quân Ngô Sở. Liên quân
Ngô Sở đánh lâu mà không thắng được, nhuệ khí giảm dần, lại đứt đường lương thảo,
bị bức phải tìm quân Hán quyết chiến. Chu Á Phu với hào sâu luỹ cao, dưỡng quân
tinh nhuệ, nhất cử đã đánh bại liên quân Ngô Sở.
Chu Á Phu tuy bình phản loạn thắng lợi,
nhưng lại kết oán với Lương Vương.
Chu Á Phu chỉ biết lo cho nước, không
biết lo cho bản thân, cuối cùng khiến Lương Vương oán hận. Vì thế mỗi khi vào
triều, Lương Vương đều nói xấu Chu Á Phu với mẫu thân là Đậu thái hậu, cực lực
vu hại ông ta. Đậu thái hậu tin theo những lời vu cáo của Lương Vương, thường
nói những lời không hay về Chu Á Phu với Hán Cảnh Đế. Năm Cảnh Đế thứ 4 (năm
152 trước công nguyên), lập con trưởng là Lưu Vinh 刘荣 làm hoàng thái tử, nhưng mẫu thân của Lưu Vinh là
Lật Cơ 栗姬 về sau bị thất sủng, Cảnh Đế
muốn phế thái tử, lập con của Vương hoàng hậu là Lưu Triệt 刘彻 làm thái tử. Trong xã hội phong kiến, lập thái tử
là đại
sự, bởi vận mệnh tương lai của đất nước nằm trong tay ông ta, nếu không cẩn thận
sẽ gây ra tai hoạ, việc phế trưởng lập ấu nhìn chung là không cho phép.
Chu Á Phu lúc mới lên chức Tướng, cho
rằng thái tử không hề có lỗi, tuỳ tiện phế lập sẽ gây ra phiền phức. Chu Á Phu
tính tình thẳng thắng, không biết khuyên như thế nào, đã phát sinh tranh chấp với
Hán Cảnh Đế. Về sau Cảnh Đế bảo phế lập thái tử là việc nhà, không cần người
ngoài tham gia, lúc bấy giờ Chu Á Phu mới
thôi. Những lời khuyên của Chu Á Phu không những chưa thể thuyết phục Cảnh Đế,
mà ngược lại khiến Cảnh Đế cảm thấy Chu Á Phu quá kiêu ngạo tự cao, coi thường
hoàng đế, nên Cảnh Đế rất giận.
Niên hiệu Trung Nguyên 中元 năm thứ 3 trước công nguyên đời
Hán Cảnh Đế (năm 147 trước công nguyên), Đậu thái hậu muốn Cảnh Đế phong cho
anh của Vương hoàng hậu là Vương Tín 王信
tước Hầu. Vương hoàng hậu là người vô cùng khéo léo, được Đậu thái hậu ưa
thích, do bởi việc phong ngoại thích tước Hầu trong lịch sử chưa từng có nên Cảnh
Đế tìm Chu Á Phu để bàn bạc. Chu Á Phu kiên quyết phản đối, nói rằng:
- Cao
Tổ hoàng đế từng cắt huyết minh thề cùng các đại thần: Không phải họ Lưu không
lập Vương, không có công không lập Hầu, nếu không thiên hạ sẽ công kích.
Chu Á Phu nói thêm:
- Vương
Tín tuy là anh của hoàng hậu, nhưng ông ta không có công gì, nếu phong tước Hầu
đó là vi phạm quy ước của Cao Tổ.
Lời lẽ của Chu Á Phu xác đáng, Cảnh Đế
không tiện lộ cơn giận, chỉ âm thầm tiếp nhận. Nhân sự kiện này giữa Chu Á Phu
và Cảnh Đế càng tăng thêm mâu thuẫn, ông cũng đắc tội với Vương Tín. Lương
Vương và Vương Tín trước giờ thân mật, hiện đều cực giận Chu Á Phu, vì thế hai
người bắt tay nhau tìm cách hại Chu Á Phu.
Sự kiện này phát sinh chẳng bao lâu, 6
tù trưởng bộ tộc Hung Nô đến hàng phục, Cảnh Đế vô cùng vui mừng, muốn phong họ
làm Liệt Hầu. Một người trong số đó là cháu của tướng Hung Nô Lô Quan 卢绾 triều Hán trước đó đã đầu
hàng Hung Nô tên là Tha Nhân 它人.
Lô Quan từng muốn về nam những mãi không có cơ hội, uất ức mà chết. Con của Lô
Quan cũng muốn về với nhà Hán, nhưng bị bệnh mà chết. Lô Tha Nhân lần này về
nam nên mới có được 6 người đến hàng phục này. Chu Á Phu cho rằng không thể
phong Lô Tha Nhân tước Hầu, bèn nói với Cảnh Đế:
- Tổ
tiên ông ta bỏ triều Hán mà đầu hàng Hung Nô, hiện lại muốn bỏ Hung Nô mà đầu
hàng triều Hán, nếu bệ hạ phong người như thế tước Hầu, tương lai làm sao có thể
trách bị các thần tử khác bất trung với vị quân chủ?
Lần này Cảnh Đế kiên quyết cự tuyệt với
Chu Á Phu, phong 6 người nọ tước Hầu.
Chu Á Phu thấy Cảnh Đế không nghe theo
lời, liền dâng thư cáo bệnh từ quan. Cảnh Đế không hề lưu giữ lại, cứ để ông
thoái từ. (còn tiếp)
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn 28/7/2016
Nguyên tác Trung văn
周亚夫的悲剧
Trong quyển
TRUNG HOA THƯỢNG HẠ
NGŨ THIÊN NIÊN
中华上下五千年
Chủ biên: Lí Tinh 李晶
Nam Kinh đại học xuất
bản xã, 2007
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật