TẠI SAO TRÊN QUAN PHỤC HAI TRIỀU MINH
THANH
CÓ THÊU “CẦM THÚ”
Xem các
bộ phim truyền hình về thời Minh Thanh, chúng ta có thể các quan viên văn võ
thân mặc quan phục, đầu đội quan mạo. Nếu để ý một tí, không khó để phát hiện,
bất luận là văn quan hay võ quan, trước ngực và sau lưng đều có đồ án động vật.
Quan sát kĩ, những đồ án này có chỗ không giống nhau.
Một số
thêu tiên hạc, một số thêu am thuần, một số thêu kì lân, một số thêu tê ngưu.
Tóm lại, loại hình đa dạng. Thế thì, tại sao chính phủ lại quy định trên quan
phục phải thêu những đồ án này?
Hoá ra
là để khu biệt quan chức lớn nhỏ. Những đồ án này được bổ xuyết thêm sau khi
quan phục đã may thành, cho nên gọi là “bổ phục” 补服
hoặc “bổ tử” 补子. Đồ án khác nhau biểu thị quan giai, thân phận sang
hèn khác nhau. Chỉ cần nhìn vào đồ án “cầm
thú” trên quan phục, có thể biết phẩm vị và quan giai của của người đó.
Đồ án
“cầm thú” bổ xuyết trên trang phục văn quan và võ quan cũng có sự khu biệt, chủ
yếu là văn quan dùng đồ án “phi cầm” 飞禽, võ quan dùng đồ án
“tẩu thú” 走兽.
Đồ án bổ
xuyết trên trang phục văn quan lần lượt là:
Nhất phẩm
tiên hạc 仙鹤
Nhị phẩm
cẩm kê 锦鸡
Tam phẩm
khổng tước 孔雀
Tứ phẩm
vân nhạn 云雁
Ngũ phẩm
bạch nhàn 白鹇
Lục phẩm
lộ tư 鹭鸶
Thất phẩm
khê xích 鸂鶒
Bát phẩm
am thuần 鹌鹑
Cửu phẩm
luyện tước 练雀
Đồ án bổ
xuyết trên trang phục võ quan lần lượt là:
Nhất phẩm
tú kì lân 绣麒麟
Nhị phẩm
tú sư 绣狮
Tam phẩm
tú báo 绣豹
Tứ phẩm
tú hổ 绣虎
Ngũ phẩm
tú hùng bi 绣熊羆
Lục phẩm
tú bưu 绣彪
Thất phẩm
tú tê ngưu 绣犀牛
Bát phẩm
cũng tú tê ngưu 绣犀牛như thất phẩm
Cửu phẩm
tú hải mã 绣海马
Cơ quan
chế tác những đồ án “cầm thú” này là nha môn chức tạo chuyên về tơ lụa của
hoàng gia. Nha môn chức tạo hoàng gia tụ tập những thợ giỏi trong thiên hạ, họ
sử dụng các loại chỉ màu, với kĩ thuật thêu tinh xảo, thêu nên những đồ án sống
động như thực.
Chế độ
bổ xuyết này đến thời Thanh vô cùng nghiêm ngặt, bất kể là ai cũng không được
tuỳ ý tăng thêm, nếu không sẽ bị luận xử theo hình pháp. Như con của Niên Canh
Nghiêu 年羹尧 nhân vì mặc bổ phục với 4 đồ án tròn hình rồng, khi định
tội Niên Canh Nghiêu, đã xử “không phải thân phận đó, không được mặc đồ đó, đó
là thuận theo lễ”. Mặc dù triều Thanh nhiều lần cấm chỉ tự mình bổ xuyết “cầm
thú” cao hơn chức quan của mình, nhưng vẫn có người do vì chức quan của mình thấp,
không nghĩ đến hiểm nguy bị chém đầu, đã tìm thợ thêu để làm giả.
Huỳnh
Chương Hưng
Quy
Nhơn 14/6/2016
Nguyên tác Trung văn
Trong quyển
THÚ VỊ VĂN HOÁ TRI THỨC ĐẠI TOÀN
趣味文化知识大全
Thanh Thạch 青石 biên
soạn
Trung Quốc Hoa kiều xuất bản xã,
2013
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật