TỪ CẤU TỨ ĐẾN
TU ĐÍNH Ở CÂU ĐỐI
Sáng
tác tác phẩm văn nghệ bắt nguồn từ cấu tứ, nguồn gốc ở cấu tứ, cấu tứ là động
cơ trước nhất trong việc sáng tác tác phẩm, là hoạt động tư duy trong quá trình
hoài thai tác phẩm.
Cấu
tứ của tác phẩm văn nghệ, bao gồm việc tuyển chọn và nung nấu đề tài, đồng thời
xác định chủ đề, tìm hình thức biểu hiện thích đáng nhất, tác phẩm tự sự còn cần
phải suy nghĩ đến hoạt động của nhân vật cùng bố cục sự kiện phát triển, nói một
cách đơn giản, chính là đề tài, lập ý, bố cục.
Sáng
tác câu đối cũng giống như sáng tác các tác phẩm văn học khác, như: thi ca, tiểu thuyết, tản văn, hí kịch …, đều
là sự phản ánh thế giới khách quan, đều là đem tư tưởng tình cảm của người sáng
tác rót vào tác phẩm, biểu hiện nó ra.
Sáng
tác câu đối tương đối gần với sáng tác thi từ cựu thể, chúng đều có cách thức cố
định, đều có kết cấu khung. Làm thơ luật phải chịu sự ước thúc của luật thơ, điền
từ phải tuân theo cách luật của từ bài, nên chỉ có thể mang gông cùm mà múa.
Sáng tác câu đối so với thi từ cựu thể tương đối thoáng hơn ở chỗ số chữ không
hạn chế, nhưng đối trượng phải nghiêm cách; sáng tác câu đối thuận tiện ở chỗ
chỉ cần ra vế đối trên, vế đối dưới đã có chỗ nương theo.
Câu
đối hoàn toàn không phải tác phẩm văn học phức tạp, nó giản đơn tinh tuý, nhưng
vẫn cần phải cấu tứ. Đối với việc cấu tứ sáng tác câu đối, có khi rất ngắn, có
khi rất dài; có lúc tự giác, có lúc không tự giác. Gọi là không tự giác, chính
là ngay cả bản thân cũng không biết tác phẩm được ấp ủ từ lúc nào, có một quá
trình lâu dài từ ẩn núp đến hiển lộ.
Nói
đến cấu tứ không thể không nói đến linh cảm. Gọi là linh cảm, là do một loại ám
thị nào đó, một loại kích thích, gợi mở nào đó của ngoại giới thúc đẩy khâu
quan trọng cần tìm trong hoạt động sáng tác có được sự giải quyết rõ ràng, giống
như:
Sơn cùng thuỷ
tận nghi vô lộ
Liễu ám hoa
minh hựu nhất thôn (1)
山穷水尽疑无路
柳暗花明又一村
(Sơn cùng thuỷ tận cứ ngỡ là hết đường
Ai ngờ liễu biếc hoa hồng lại thấy có một thôn)
Đột nhiên sáng ra, phút chốc rõ
ràng. Đó chỉ là sự việc ngắn, tạm, trong phút chốc giải quyết được. Linh cảm
luôn bị “xúc phát” 触发 (phản ứng do bị khuấy động – theo Từ điển Trung Việt), chỉ có bản thân
mình biết bị “xúc phát” gì. Nhưng cùng một sự việc như vậy, không thể xúc phát
linh cảm của người khác; ngược lại những việc có thể xúc động linh cảm người
khác không nhất định xúc động linh cảm của mình. Cho nên, linh cảm là sự gặp gỡ
và hợp nhau giữa chủ với khách, là một loại
“đốn ngộ” 顿悟 u
minh, là năng lực sáng tạo của tư tưởng tập trung cao độ và tình cảm dâng trào
biểu hiện ra. Linh cảm như hoa lửa bung ra, phải kịp thời nắm bắt, khiến nó đốt
cháy tình cảm bị kích thích để sáng tác ra
tác phẩm, nếu không, nó trôi qua
mất khó mà có lại, tác phẩm vốn có thể phát triển trở thành vô ảnh vô tung.
Hoạt
động tư duy của con người, đặc biệt là hoạt động tư duy mang tính sáng tạo, quá
trình tư duy hình tượng, đến nay nhân loại hãy còn chưa thể quan sát rõ, hãy
còn không thể giải thích rõ ràng đen trắng. Cấu tứ sáng tác cần tác giả nói ra,
người khác mới biết được.
Năm
1958, Trịnh Chấn Đạc 郑振铎 lúc ra nước ngoài, máy bay gặp nạn, bạn ông là Du Bình
Bá 俞平伯 đã làm câu đối viếng:
Lưỡng bôi thanh mính, liệt toạ tịnh trường
diên, hội hậu phân khâm thành vĩnh biệt;
Nhất giác tiểu viên, đồng
xa tằng tạm thưởng, phong tiền huy thế vọng trùng vân.
两杯清茗, 列坐并长筵, 会后分襟成永别;
一角小园, 同车曾暂赏, 风前挥涕望重云.
(Hai
cốc trà thơm, cùng ngồi một tiệc, sau buổi họp chia tay thành vĩnh biệt;
Một
góc vườn nhỏ, chung xe tạm ngắm, trước gió gạt nước mắt ngóng trông)
Cặp
đối viếng này cấu tứ từ đâu mà ra? Trong một bài văn, Du Bình Bá đã tiết lộ
thiên cơ. Ông nói rằng, hội nghiên cứu văn học mở cuộc họp, xếp nhiều bàn dài,
bên trên trải khăn bàn trắng, và chỉ cung cấp nước sôi. Trịnh Chấn Đạc thích uống
trà, thường mang theo hộp trà nhỏ, ông thích ngồi bên cạnh các bạn cũ, lấy trà
bỏ vào cốc của họ. Trước ngày ra nước ngoài, Trịnh Chấn Đạc pha 2 li trà, chưa
kịp uống thì đã họp, cảm thấy tiếc mỗi người liền mang một cốc một dĩa lên lầu
họp. Hôm đó Du Bình Bá có giờ dạy, buổi họp chưa tan đã về trước, chưa kịp nắm
tay từ biệt Trịnh Chấn Đạc, không ngờ lại là vĩnh biệt. Đó là lí do có về đối
trên. Sáng thứ Tư sớm hơn buổi họp hôm đó một chút, cũng uống trà, rồi họp, sau
buổi họp Trịnh Chấn Đạc mời Du Bình Bá, Vương Bá Tường 王伯祥
cùng theo xe của ông về lại thành, nhân tiện đến chỗ ở mới của ông ở phố Bảo
Thiền Tự 宝禅寺 xem thử. Đó là một căn phòng cũ tương đối lớn, trì
lang đình thụ đều có cả, nhưng ánh sáng có vẻ ảm đạm, sảnh rất rộng, phía trước
nhô ra một hành lang tối, có tên là “bão hạ” 抱厦.
Trịnh Chấn Đạc nói có thể cho chúng tôi mượn nơi đây làm nơi họp của nhóm Côn
khúc xã 昆曲社, và có nói rằng đợi ông ra nước ngoài trở về sẽ dọn đến
ở nơi đây. Ai ngờ một đi không trở lại. Từ khoảng không mênh mông đi tìm cố
nhân đã khuất, vẫn biết đó là không tưởng, có lúc ngẩng đầu trông ngóng. Đó
chính là lai lịch của vế sau.
Cặp
đối viếng này không đánh giá về người mất, không ca tụng công đức, cũng không
trực tiếp biểu thị nỗi thống khổ, nhưng thông qua hai sự kiện trước đó không
lâu, đã biểu hiện được mối quan hệ mật thiết giữa tác giả với người đã mất, và
nỗi buồn thương của hậu sinh đối với người đã mất.
Chú của người dịch
1- Trong bài Du Sơn Tây thôn 游山西村 của Lục Du 陆游, hai câu 3,4 là:
Sơn trùng thuỷ
phục nghi vô lộ
Liễu ám hoa
minh hựu nhất thôn
山重水复疑无路
柳暗花明又一村
(Theo
Lục Du thi từ tuyển陆游诗词选, Đặng Chí
Phương 邓志方 tuyển chú, Trung Hoa thư cục 2006.)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 09/5/2016
Nguồn
TRUNG HOA ĐỐI LIÊN TẢ TÁC
中华对联写作
Tác giả: La Duy Dương 罗维扬
Trường Sa: Nhạc Lộc thư xã, 2004
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật