SỰ RA ĐỜI CỦA BỐ TỆ
Hoá tệ
cổ xưa nhất của Trung Quốc là “bối tệ” 贝币,
nó manh nha vào cuối thời kì xã hội nguyên thuỷ, thịnh hành vào đời Thương. Thời
Tây Chu, bối tệ vẫn vẫn là hoá tệ chủ yếu, nhưng theo số lượng “bối” (vỏ sò)
thiên nhiên ở thời kì này giảm đi, nghề
đúc đồng lại không ngừng phát triển, đã bắt đầu xuất hiện tương đối nhiều bối tệ
được đúc bằng đồng. Khoảng thời Xuân Thu, kinh tế hoá tệ đã có được sự phát triển
to lớn, xuất hiện các loại hoá tệ kim thuộc đa dạng như vàng, đồng, bạc, chì.
Trong đó, “bố tệ” 布币 là loại hoá tệ kim thuộc trước tiên lưu thông rộng
rãi nhất.
Bố tệ
là từ nông cụ phát triển ra. “Bố” 布 tức giả tá âm của chữ
鎛 (bác). Bác là cái xẻng, loại công cụ nông nghiệp trọng
yếu thời cổ, nhân vì nó có thể dùng làm vật môi giới trao đổi trên thị trường.
Bố tệ đúc bằng đồng thời Xuân Thu Chiến Quốc, thể chế mỏng nhỏ, không có công
năng thực dụng của nông cụ “bác”, nhưng vẫn bảo lưu hình trạng và danh xưng của
“bác”. Hình trạng của bố có nhiều loại hình, “không thủ bố” 空首布 là loại hình tương đối nguyên thuỷ, về sau từ không thủ
bố diễn hoá thành “bình thủ bố” 平首布. Ngoài ra còn có
loại chân vuông, chân nhọn, chân tròn, vai vuông, vai tròn. Bố tệ lưu thông chủ
yếu tại ba nước Hàn, Triệu, Nguỵ. Yên và Sở cũng đúc bố tệ nhưng số lượng ít.
Trong ba nước Hàn, Triệu, Nguỵ thì các quận ở Triệu đúc bố tệ nhiều nhất.
Nhưng bố
tệ lưu hành ngang với vàng không có nghĩa là đồng tệ nhanh chóng tuyệt tích,
các nước như Sở mãi đến thời Chiến Quốc vẫn dùng đồng để đúc bối tệ “nghĩ tị tiền”
蚁鼻钱 (còn gọi là “quỷ kiểm tiền” 鬼脸钱).
Sự xuất
hiện của bố tệ đánh dấu Trung Quốc cổ đại đã bước vào một thời kì mới, tức thời
kì lấy hoá tệ kim thuộc làm hoá tệ chủ yếu; bố tệ là kết quả của sự phát triển
kinh tế thời Xuân Thu Chiến Quốc, đồng thời cũng trở thành lực lượng thúc đẩy
kinh tế phát triển.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 22/5/2016
Nguyên tác Trung văn
BỐ TỆ ĐÍCH SẢN SINH
布币的产生
Trong quyển
ĐỒ VĂN TRUNG QUỐC THÔNG SỬ
图文中国通史
(tập Sử tiền sử - Chiến quốc)
Chủ biên: Triệu Hướng Tiêu 赵向标
Tân Cương nhân dân xuất bản xã, 2002.
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật