Dịch thuật: Bá vương chi quân, sơn thú chi quân, phong sứ quân

BÁ VƯƠNG CHI QUÂN, SƠN THÚ CHI QUÂN,
PHONG SỨ QUÂN
BÀN VỀ CHỮ “HỔ”

          Chữ (hổ), nửa phần trên là bộ (hô), gọi là “hổ tự đầu” 虎字头 (đầu chữ hổ). Hổ tự đầu giống hoa văn trên đầu con hổ; nửa phần dưới của chữ , là hai chân của hổ, giống hình dạng đang ngồi xổm, chữ thuộc loại chữ tượng hình. Âm đọc chữ nghe giống tiếng hổ gầm, cho nên cũng là chữ tượng thanh (1). Xưng vị của hổ rất nhiều, như “bá vương chi quân” 霸王之君, “sơn thú chi quân” 山兽之君, nói tắt là “sơn quân” 山君, cũng gọi là “bách thú trưởng” 百兽长, người nước Sở gọi hổ là “ư thỏ” 於菟 (2). Căn cứ can chi niên kỉ, hổ cũng gọi là “Dần thú” 寅兽, năm Dần tức năm hổ. Khoảng vùng Giang Hoài nam Sở, còn gọi hổ là “lí nhĩ” 李耳. Lí Thời Trân 李时珍 cho rằng “lí nhĩ” là chuyển âm của “li nhi” 狸儿. Người phương nam gọi hổ là “miêu” , chính là ý nghĩa này (3). Hổ cùng còn gọi là “phong sứ quân” 封使君, cách gọi này căn cứ theo ghi chép trong chí quái tiểu thuyết Thuật dị kí 述异记, nói rằng Thái thú Tuyên Thành 宣城 biến thành một con hổ ăn thịt người. Về sau có truyền thuyết:
Vô tác phong sứ quân, sinh bất trị dân tử thực nhân
无作封使君, 生不治民死食人
(Chớ có như phong sứ quân, lúc sống không lo cho dân, lúc chết lại ăn thịt người)
          Bản tính hổ hung tàn, cho nên cũng gọi là “lệ trùng” 戾虫. “Mãnh hổ tại thâm sơn, bách thú chấn khủng” 猛虎在深山百兽震恐 (Mãnh hổ ở nơi rừng sâu, bách thú đều khiếp sợ), cho nên “túng hổ quy sơn 纵虎归山 (thả hổ về rừng) là điều đại kị. “Hà chính mãnh ư hổ” 苛政猛於虎 (chính sách hà khắc còn tàn bạo hơn cọp) là lấy nỗi lo về hổ để ví. Hổ bạo ngược, chữ (ngược) cũng có bộ (hô), kết cấu phần dưới của chữ là hình dạng móng vuốt của hổ lộ ra, nên không ngạc nhiên khi mọi người nói đến hổ là biến sắc. Hổ mẹ hung dữ nhất, không chỉ là khi bảo vệ hổ con, dám liều mình, mà theo truyền thuyết, hổ mẹ sau khi sinh con, sợ hổ đực làm tổn hại hổ con, có con hung hãn cắn chết hổ đực (4). (bưu) là hổ con, nhân theo vằn trên thân mà có tên.
          Hổ cũng tượng trưng cho sự hùng tráng uy vũ. Trong sách sử có câu chuyện “hồ giả hổ uy” 狐假虎威 (cáo mượn oai hùm). Đây là câu chuyện ngụ ngôn, nhưng loại “quan giả hổ uy” 官假虎威 thì cũng không ít; như hổ thần 虎臣 (bề tôi dũng mãnh) lúc ra ngoài, đeo hổ phù, ngồi trên da hổ, lấy da hổ kết lại gọi là “cao tị” 皋比. Trong Mại cam giả ngôn 卖柑者言, Lưu Cơ 刘基 phúng thích rằng:
Kim phù bội hổ phù, toạ cao tị giả, quang quang hồ can thành chi cụ
今夫佩虎符, 坐皋比者, 洸洸乎干城之具
(Nay như kẻ đeo hổ phù, ngồi trên da cọp, oai dũng như đang bảo vệ đất nước)
          Ý nói nay những kẻ đeo ấn, ngồi trên ghế cao dương oai diệu võ, giống như đang bảo vệ đất nước.
          Và như trước nha môn có treo “hổ đầu bài” 虎头牌, nhắc mọi người nghiêm cẩn tránh xa. Còn như các đại lão gia lúc bước đi làm ra vẻ như hổ bộ; xuất hành tiền hậu có hổ phu, hổ bôn; doanh trại tướng quân có hổ trướng v.v… đều là mượn oai thanh dũng mãnh của hổ.
          Hổ một mặt hung tàn bạo ngược, một mặt khác lại có sự kiêu dũng oai vũ. Cho nên ý nghĩa biểu đạt của chữ , cùng với nghĩa tỉ dụ, nghĩa phái sinh đều  vô cùng phong phú, ví dụ:
          “Sinh long hoạt hổ” 生龙活虎 ví với sự dũng mãnh hoạt bát.
          “Tiểu lão  hổ” 小老虎 biểu thị sự dũng mãnh uy vũ như khí ban mai.
          “Long đàm hổ huyệt” 龙潭虎穴 ví với cảnh ngộ hiểm nguy.
          “Hổ cứ long bàn” 虎踞龙盘 hình dung đế đô.
          “Hổ bối hùng yêu” 虎背熊腰 hình dung dáng người khôi vĩ rắn chắc.
          “Hổ đầu hổ não” 虎头虎脑 biểu thị mạnh mẽ hồn hậu.
          “Tàng long ngoạ hổ” 藏龙卧虎 ví với tài năng phi thường.
          “Hổ khiếu phong sinh” 虎叫风生 ví có uy phong, có thành tựu
          “Đầu tí sài hổ” 投畀豺虎 biểu thị sự căm ghét.
          “Dưỡng hổ di hoạn” 养虎遗患 ví với hậu quả do mình gây ra.
          Truyền thuyết văn hoá liên quan đến “hổ” cũng nhiều. Ví dụ hổ thuộc một trong “tứ linh”, “tứ linh” tức thanh long 青龙, bạch hổ 白虎, chu phụng 朱凤, huyền vũ (quy) 玄武 (), tương truyền là thần tứ phương. Nói đến bạch hổ, Bạch Hổ thông 白虎通 cho rằng: “Hổ ngũ bách tuế tắc biến bạch” 虎五百岁则变白 (hổ 500 tuổi sẽ biến trắng), thuyết này không đáng tin. Trên đời có bạch hổ, đó là sự thực. Theo ghi chép trong Hoa Dương Quốc Chí 华阳国志, thời Tần Chiêu Vương có bạch hổ, trong Trừ tam hại 除三害 cũng có nói đến “bạch ngạch hổ” 白额虎 (hổ trán trắng), bạch hổ đại khái là do di truyền biến dị mà ra. “Ngũ bách tuế biến bạch” tuy không có cơ sở, nhưng Bạch Hổ quan 虎观lại là một cung quan nổi tiếng. Năm 79, Hán Chương Đế tập họp nho sinh bác sĩ tại Bạch Hổ quan để thảo luận những chỗ dị đồng của ngũ kinh, sau đó Ban Cố 班固 viết thành bộ Bạch Hổ thông nghĩa 白虎通义, bộ sách này là đề yếu học thuyết chính trị của kim văn kinh học. Những địa danh có liên quan tới hổ, như Hổ Lao quan 虎牢官 cách Lạc Dương 洛阳 50 dặm, tương truyền Chu Mục vương 周穆王 săn bắn nơi đó. Đương thời trong đám cỏ lau có hổ, một dũng sĩ đã bắt sống dâng lên Chu Mục Vương, Mục Vương đào xuống đất thấy hổ lao, vì thế đã lấy hổ lao làm tên gọi. Nơi đây tương đối nổi tiếng, Lưu , Quan , Trương đánh với Lữ Bố cũng tại nơi này, đây là vùng đất mà binh gia tranh nhau. Hổ Khâu 虎丘 nổi danh ở Tô Châu 苏州, tương truyền Hổ Khâu từng có hổ ngồi xổm trên đó, Ngô vương Hạp Lư 阖闾 đã được mai táng ở đây.

Chú của nguyên tác
1- Bản thảo 本草, Thích danh 释名 đều nói âm đọc chữ “hổ” giống tiếng gầm của hổ. Xem Uyên giám loại hàm 渊鉴类函 trang 429, mục chữ “hổ”, Trung Hoa thư cục.
2- Hoàng Khản 黄侃 Thủ phê bạch văn thập tam kinh – Tả truyện – Tuyên Công tứ niên tam nguyệt 手批白文十三经 - 左传 - 宣公四年三月 trang 140, Thượng Hải cổ tịch xuất bản xã.
3- Bản thảo tập giải 本草集解 quyển 50, trang 2816, Nhân dân vệ sinh xuất bản xã.
4- Đặng Chí Vĩ 邓志伟 trong Ngã dữ lão hổ 我与老虎 có viết:
Thư hổ tại giao cấu hậu, yếu cực lực bả hùng hổ giảo tử
雌虎在交媾后, 要极力把雄虎咬死
(Hổ cái sau khi giao cấu đã ra sức cắn chết hổ đực)
(đăng trong Tân Dân vãn báo 新民晚报 3/3/1993)
         
                                                            Huỳnh Chương Hưng
                                                           Quy Nhơn 14/5/2016
              
Nguyên tác Trung văn
BÁ VƯƠNG CHI QUÂN, SƠN THÚ CHI QUÂN, PHONG SỨ QUÂN
ĐÀM “HỔ”
霸王之君, 山兽之君, 封使君
  “
Trong quyển
HÁN TỰ THẬP THÚ
汉字拾趣
Tác giả: KỶ ĐỨC DỤ (纪德裕)
Phúc Đán Đại học xuất bản xã, 1998
Previous Post Next Post