Chu Tự Thanh 朱自清 là thi nhân, tản văn gia nổi
tiếng của Trung Quốc, cũng là học giả có tinh thần yêu nước mãnh liệt và khí tiết
sùng thượng dân tộc.
Văn chương của
ông rất hay, nhất là tản văn, được khen là “mĩ văn” 美文 trong văn học sử hiện đại. Những tản văn của ông
như Hà đường nguyệt sắc 荷塘月色,
Tương thanh đăng ảnh lí đích Tần Hoài hà 桨声灯影里的秦淮河, Bối ảnh 背影
từng được vô số độc giả mê thích, từ trong những tác phẩm đó, người ta cảm nhận
được ma lực của văn học. Nhiều người chính từ những tản văn ưu mĩ này đã nhận
thức được ông.
Không chỉ như thế,
khí tiết của Chu Tự Thanh càng khiến người ta kính phục. Ông chính trực thẳng
thắn, yêu ghét rõ ràng, ghét cái ác như cừu thù. Từ lúc còn là học sinh ông đã
tham gia phong trào Ngũ Tứ (1) . Khi dạy học ở Đại học Bắc Kinh, ông
tích cực ủng hộ hành động yêu nước của học sinh. Sau khi Lí Công Bộc 李公仆, Văn Nhất Đa 闻一多 bị ám sát, ông không sợ đặc
vụ theo dõi, bức hại, tại Thành Đô 成都
cùng các giới triệu khai hội nghị truy điệu Lí, Văn. Trong bài thơ Điệu Nhất Đa 悼一多, ông ca ngợi Văn Nhất
Đa là khối lửa, rọi chiếu thấy rõ quỷ ma, thiêu đốt bản thân để có được một
Trung Quốc mới.
Chu Tự Thanh vốn
tên là Chu tự Hoa 朱自华, tự Thu Thực 秋实,
lấy ý từ câu “xuân hoa thu thực” 春花秋实
(mùa xuân ra hoa, mùa thu kết trái). Chu Tự Thanh là tên ông đổi khi ghi tên
thi vào Đại học Bắc Kinh vào năm 1917, điển xuất từ một câu trong Sở từ - Bốc cư 楚辞卜居:
Ninh liêm khiết chính trực dĩ tự thanh hồ.
宁廉洁正直以自清乎
Đây là lúc Khuất Nguyên 屈原 bị lưu đày, xin thái tử bói cho
mình, ý là liêm khiết chính trực khiến mình giữ được sự trong trắng. Chu Tự
Thanh đã chọn 2 chữ “tự thanh” làm tên,
ý muốn bản thân cố gắng không nản lòng trong hoàn cảnh khốn cùng, không đồng
lưu hợp ô, giữ sự thanh bạch. Đồng thời ông còn chọn 2 chữ “bội huyền” 佩弦, 2 chữ này xuất xứ từ Hàn Phi Tử - Quan hành 韩非子 - 观行:
Đổng
An Vu chi tính hoãn, cố bội huyền dĩ tự cấp
董安于之性缓, 故佩弦以自急.
(Đổng An Vu tính chậm chạp, nên
đeo cung để tự thúc giục)
Lấy ý dây cung thường căng, tính chậm
đeo cung để tự răn.
Con người Chu Tự Thanh danh thực hợp
nhau, cả một đời lấy “tự thanh” để răn mình, sống một cuộc sống thanh bần,
không bị lay động bởi quan cao lộc hậu, trước sau luôn giữ khí tiết.
Chu Tự Thanh qua đời năm 1948, hưởng
niên 50 tuổi.
Chú của người dịch
1- Phong trào Ngũ tứ (Ngũ tứ vận động - 五四运动)
Đây
là phong trào yêu nước của thanh niên học sinh cùng quảng đại quần chúng gồm thị
dân, công nhân, thương nhân, văn sĩ…nổ ra vào ngày 4 tháng 5 năm 1919 tại Bắc
Kinh. Phong trào được tiến hành dưới nhiều hình thức như biểu tình thị uy, đòi
yêu sách, bãi công, bãi thị, bãi khoá mà nguyên nhân là từ “Vấn đề Sơn Đông”. Tại
hoà hội Versailles (Paris) được tổ chức sau khi kết thúc chiến tranh thế giới lần
thứ nhất, các nước xâm phạm chủ quyền Trung Quốc, đem quyền lợi của Đức ở Sơn
Đông chuyển giao cho Nhật. Chính phủ Bắc Dương của Trung Quốc lúc bấy giờ tỏ ra
bạc nhược không bảo vệ được lợi ích của quốc gia, khiến người Trung Quốc vô
cùng phẫn nộ. Một trong những khẩu hiệu nổi tiếng lúc bấy giờ là “Ngoại kháng
cường quyền, nội trừ quốc tặc” (外抗强权内除国贼). Phong trào đã có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt của đời sống
xã hội Trung Quốc.
Huỳnh Chương Hưng
Quy
Nhơn 29/4/2016
Nguyên tác Trung văn
朱自清一生
“自清”
Trong
quyển
TRUNG
QUỐC NHÂN DANH ĐÍCH CỐ SỰ
中国人名的故事
Tác giả: Trương Tráng Niên 张壮年
Trương Dĩnh Chấn 张颖震
Sơn
Đông hoạ báo xuất bản xã, tháng 9-2005
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật