SƯ TỬ
Tại
Trung Quốc, hình tượng sư tử có thể thấy ở mọi lúc mọi nơi, mỗi khi gặp lễ tết
khánh điển cát tường, khắp nơi đều múa sư tủ. Kì thực, hình tượng sư tử ở nhiều
địa phương có chỗ khoa trương, nhưng trên một trình độ lớn, sư tử chiếm riêng một
vị trí trong văn hoá Trung Quốc.
Trong
những lễ tết cát tường của dân gian, người ta thường khoác lên người bộ đồ màu
sắc tươi đẹp có hình dạng sư tử, mô phỏng một loạt những động tác của sư tử như
cúi, ngửa, đi, chạy, ngồi, nằm, nhào, lăn. Trong đó vũ đạo “song sư hí tú cầu” 雙獅戲繡球 là tượng trưng cho nghi thức sinh thực của nhân loại.
Trong những đồ hoạ cát tường, có đồ án sư tử đùa với tú cầu, đây cũng là để biểu
thị hỉ khánh.
Ngoài
ra, sư tử cho người ta cảm giác dũng mãnh uy vũ, khí thế bất phàm, cho nên người
ta tạo hình tượng sử tử để xua tà đuổi quỷ. Thời cổ, các cung điện, nha thự cho
đến những hộ lớn, ngoài cửa ở hai bên đều đặt sư tử đá uy nghiêm. Những con sư tử này có bờm quăn, mắt lớn, há
miệng giương vuốt, dùng để trấn trạch trừ tà, cũng là để tượng trưng cho quyền
thế. Ngoài phủ quan và những hộ lớn ra, nơi cửa của một số miếu đường, trước
lăng mộ, trên cầu lớn cũng đều dùng sư tử đá để trấn, nhằm mục đích tị tà.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 09/02/2016
Mồng 2 tết năm Bính Thân
Nguyên tác Trung văn
SƯ
獅
Trong quyển
CÁT TƯỜNG ĐÍCH TRUNG QUỐC
吉祥的中國
Bản công ti biên tập bộ biên soạn
Ngọc thụ đồ thư ấn loát hữu hạn công ti, năm Dân Quốc
thứ 90.
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật