NỖI BI PHẪN TRONG TÊN CỦA TỪ BI HỒNG
Từ Bi Hồng 徐悲鸿 là hoạ gia, mĩ thuật giáo dục
gia nổi tiếng của Trung Quốc, sinh ngày 19 tháng 7 năm 1895 tại Kế Đình kiều 计亭桥 (Dĩ Đình 屺亭) huyện Nghi Hưng 宜兴 tỉnh Giang Tô 江苏.
Phụ thân Từ Đạt Chương 徐达章 là một hoạ
sư tự học thành tài, sống một cuộc sống thanh bần.
Từ Bi Hồng vốn
tên Thọ Khang 寿康, mang ý
nghĩa phúc thọ an khang, đây là lời chúc phúc của cha mẹ đối với con cái. Từ Bi
Hồng từ nhỏ đã theo phụ thân học vẽ, đọc sách, hiển lộ tài hoa nghệ thuật hội
hoạ. Năm 13 tuổi, ông theo phụ thân đến thành trấn vùng Giang Nam để bán tranh, dọc đường nhìn thấy
nhiều thôn xóm đói khổ, từ đó ông vô cùng cảm khái, liền viết lên trên tranh
mình vẽ mấy chữ:
Thần châu thiếu niên, đông hải vương tôn
神州少年, 东海王孙
(Thiếu
niên của Thần châu, vương tôn của đông hải)
Ý tại lập chí thành tài, tương lai sẽ thay đổi tình cảnh.
Từ Bi Hồng lúc nhỏ
gia cảnh bần hàn, thường gặp phải cảnh đối xử lạnh nhạt. Có một lần ông đến nhà
một người bà con dự tiệc mừng, con em những nhà giàu có đều mặc áo lụa, riêng
ông lại mặc một chiếc áo vải, vì thế bị mọi người xa lánh, từ đó ông lập chí
không mặc áo lụa. Từ Bi Hồng yêu thích nghệ thuật hội hoạ, rất muốn vào trường
tây để học, nhưng gia cảnh nghèo khó, phụ thân kiếm không ra tiền nên Từ Bi Hồng
đi mượn, người ta coi thường “thằng nhỏ nghèo” không cho mượn, điều này ghi dấu
ấn sâu đậm trong ông. Ông cảm nhận được thế thái viêm lương, không ngăn nổi
lòng bi phẫn. Cảm thấy mình như chim hồng nhạn kêu tiếng bi ai, thế là ông đổi
tên mình thành “Bi Hồng” 悲鸿, lấy tiếng
kêu bi ai để tự động viên mình, cố gắng nỗ lực. Sau này, ông còn khắc hai chiếc
ấn với dòng chữ “Giang Nam bố y” 江南布衣
và “Giang Nam bần hiệp” 江南贫侠, biểu thị
bản thân mình tuy xuất thân bần hàn nhưng ghét cái ác như cừu thù, muốn làm một
đại hiệp sẵn lòng giúp người.
Từ Bi Hồng còn
dùng qua tên “Hoàng Phù” 黄扶. Năm ông sống
một cuộc sống khốn khó, có hai người bạn họ Hoàng giúp ông, một người là Hoàng
Cảnh Ngoan 黄警顽, tiểu
viên chức của Thương vụ ấn thư quán; người kia là Hoàng Chấn Chi 黄震之 của hãng buôn tơ lụa Hồ
Châu. Khi Từ Bi Hồng học tại Đại học Chấn Đán 震旦, Hoàng Cảnh Ngoan đã trả giúp học phí, Hoàng Chấn
Chi giúp trả tiền ăn. Từ Bi Hồng vô cùng cảm kích hai người bạn này. Cho nên
trên phiếu báo danh, ông sử dụng tên “Hoàng Phù”.
Từ Bi Hồng cũng từng
học qua cổ văn, thư pháp ở Khang Hữu Vi 康有为.
Do bởi tài hoa xuất chúng, nên thành tích nổi trội, Khang Hữu Vi khen ông là
“nghệ uyển kì tài” 艺苑奇才 (tài
năng đặc biệt trong vườn hoa nghệ thuật).
Hoàn cảnh gian khổ
đã khích lệ ý chí của Từ Bi Hồng, khiến ông càng thêm cố gắng. Về sau, ông sang
Pháp du học, học tập một cách có hệ thống nghệ thuật hội hoạ phương tây, đồng
thời dung hợp với nghệ thuật hội hoạ Trung Quốc, mang phong cách riêng, cuối
cùng trở thành hoạ gia nổi tiếng trong và ngoài nước.
Từ những từng trải
sâu sắc của bản thân, Từ Bi Hồng đã lĩnh hội được điểm trọng yếu trong giáo dục
mĩ thuật, từ đó ông trường kì phục vụ công tác giáo dục mĩ thuật. Từ Bi Hồng từng
đảm nhiệm chức vụ Viện trưởng Viện mĩ thuật trung ương, bồi dưỡng nhiều nhân
tài mĩ thuật cho đất nước.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn
06/02/2016
Nguyên tác Trung văn
TỪ BI HỒNG DANH TỰ LÍ
ĐÍCH BI PHẪN CHI TÌNH
徐悲鸿名字里的悲愤之情
Trong
quyển
TRUNG
QUỐC NHÂN DANH ĐÍCH CỐ SỰ
中国人名的故事
Tác giả: Trương Tráng Niên 张壮年
Trương Dĩnh Chấn 张颖震
Sơn
Đông hoạ báo xuất bản xã, tháng 9-2005
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật