TẬP TỤC ẨM THỰC Ở TIẾT LẠP BÁT
(tiếp theo)
Vùng An
Huy còn lưu truyền câu chuyện về cháo Lạp Bát có liên quan đến Chu Nguyên
Chương 朱元璋. Lúc Chu Nguyên Chương còn nhỏ, từng chăn trâu cho một
tài chủ, bữa ăn thường không no, có bữa sáng không có được bữa chiều. Một ngày nọ Chu Nguyên Chương dẫn trâu
về, người vừa lạnh vừa đói, liền đào hang chuột trong chuồng trâu nơi mình ngủ,
định bắt chuột nấu ăn cho đỡ đói. Ông ta đào, đột nhiên phát hiện kho lương thực
của chuột, trong đó có gạo, có táo, đậu phộng … Chu Nguyên Chương lập tức tìm nồi,
đem những thứ đó nấu lên thành cháo. Đó là bữa cháo ngon nhất mà ông trước giờ
mới ăn được. Về sau Chu Nguyên Chương làm hoàng đế, hàng ngày luôn ăn sơn hào hải
vị. Ăn một thời gian lâu dài cũng ngán,
thế là Chu Nguyên Chương nhớ đến món cháo mà lúc nhỏ ăn qua liền gọi ngự trù nấu.
Ngự trù căn cứ theo lời của Chu Nguyên Chương, dùng những món như gạo, củ ấu, hạt
lật, đậu đỏ, táo, hồ đào nấu lên thành cháo, sau đó dùng hạnh nhân, hạt dưa, đậu
phộng điểm thêm vào, dâng lên Chu Nguyên Chương. Chu Nguyên Chương ăn qua rồi lại
ban cho các đại thần cùng ăn, mọi người ssau khi ăn đều luôn miệng khen ngon, hỏi
tên món ăn là gì? Chu Nguyên Chương suy nghĩ một lúc, rồi nói:
Hôm nay đang lúc mồng 8 tháng Chạp, gọi đó là cháo Lạp Bát đi!
Loại cháo này dần lưu truyền ra dân gian.
Người
Hà Nam
ăn cháo Lạp Bát là để kỉ niệm Nhạc Phi 岳飞,
vị anh hùng dân tộc. Tương truyền, Nhạc Phi kháng Kim đóng trại nơi trấn Chu
Tiên 朱仙, đương lúc liên tiếp thắng lợi, gian tặc Tần Cối 秦桧 dựa vào 12 đạo kim bài, buộc Nhạc Phi ban sư hồi triều.
Nhạc gia quân bị bức hồi triều, trên đường đi vừa lạnh vừa đói. Bách tính ven
đường nghĩ đến lòng tốt của Nhạc Phi và Nhạc gia quân, các nhà đã tự động mang
cơm và rau trộn lại, dùng nước nấu sôi sau đó phát cho Nhạc gia quân ăn, cho
nên còn gọi là “Đại gia phạn” 大家饭, hôm đó đúng vào
ngày mồng 8 tháng Chạp. Về sau Nhạc Phi bị hại ở đình Phong Ba 风波, dân vùng này mỗi khi đến ngày mồng 8 tháng Chạp liền
nấu “Đại gia phạn” để tưởng nhớ đến Nhạc
Phi.
Trung
Quốc đất rộng, phong vị cháo Lạp Bát mỗi nơi mỗi khác, nhìn chung miền bắc ngọt
miền nam mặn. Người phương bắc thích dùng giang mễ 江米,
hồng tiểu đậu 红小豆, tảo 枣, ý nhân mễ 薏仁米, liên tử 莲子, quế viên 桂圆, hạch đào nhân 核桃仁,
hoàng đậu 黄豆, tùng tử 松子 để nấu thành cháo Lạp
Bát có vị ngọt; còn người phương nam thích dùng đại mễ 大米,
hoa sinh 花生, hoàng đậu黄豆, tàm đậu 蚕豆,
vu nãi 芋艿, bột tê 荸荠, lật tử 栗子, bạch quả 白果 thêm rau, thịt và dầu
mè nấu thành cháo Lạp Bát có vị mặn. Vùng tây bắc còn thêm thịt dê vào cháo.
Ngày
trước nơi tự miếu của các vùng Tô 苏, Hàng 杭, Hỗ 沪 (tức vùng Thượng Hải – ND) nấu cháo Lạp Bát rất công
phu. Trước tiên nấu chín gạo, sau đó hong khô, hạt cơm trắng tinh, gọi là “đâu
thấu” 兜凑.
Thời cổ
những nhà dân thường vùng Thượng Hải, trừ nhà mới có tang, tất cả đều nấu cháo
Lạp Bát vào đêm mồng 7 tháng Chạp, đến canh 3, dâng cúng nơi bàn thờ ông Táo cùng
ruộng đồng, sau đó cả nhà quây quần cùng ăn. Đồng thời hôm mồng 8 đó, đem cháo
tặng cho bạn bè thân thích, không được để quá trưa. Người tặng cháo Lạp Bát còn
dùng táo đỏ và đào nhân nặn thành hình sư tử, em bé, đua nhau khéo tay, nhân đó
không khí tiết Lạp Bát tăng thêm gấp bội.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 18/01/2016
Nguồn
TRUNG QUỐC DÂN TỤC VĂN HOÁ
ẨM THỰC
中国民俗文化
饮食
Chủ biên: Chu Ưng (朱鹰)
Trung Quốc xã hội xuất bản xã, năm 2005
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật