SẮC THÁI TÌNH CẢM CỦA TỪ
Những
câu mà mà bình thường chúng ta nói là do từng từ cấu thành. Do đó, khi chúng ta
học tập và vận dụng ngôn ngữ, cũng cần phải lấy từng từ làm đơn vị cơ bản để giải
thích ý nghĩa và phân tích ngữ pháp.
Nhiều từ
trong Hán ngữ ngoài thanh âm và ý nghĩa cụ thể ra, còn có sắc thái tình cảm. Những
từ này ngưng tụ thái độ của con người đối với sự vật khách quan, truyền đạt tình
cảm yêu ghét của họ. Ví dụ, để biểu đạt ý nghĩa “tử” 死
(chết), do bởi tình cảm của con người khác nhau mà có nhiều cách nói khác nhau:
- Hi
sinh 牺牲, tựu nghĩa 就义, thệ thế 逝世 mang sắc thái ngợi khen
- Khứ
thế 去世, tử vong 死亡 là từ trung tính.
- Hoàn
đản 完蛋, đoạn khí 断气, kiều biện tử 翘辫子 mang sắc thái chê bai.
Xưng hô
cũng có sắc thái tình cảm. “Nâm” 您 và “nễ” 你 khác nhau. “Nâm” 您là kính từ, mang nghĩa kính trọng, “nễ” 你 là từ xưng hô thông thường, không mang sắc thái tình
cảm.
Người
thời cổ rất kĩ lưỡng, họ thường dùng những từ mang sắc thái kính trọng để xưng
đối phương, gọi là “tôn xưng”; dùng những từ mang sắc thái thấp kém để xưng bản
thân mình hoặc vợ con của mình, gọi là “khiêm xưng”. Ví dụ những từ như “lệnh
tôn” 令尊, “lệnh đường” 令堂,
lệnh lang” 令郎là để xưng hô cha, mẹ và con của đối phương; dùng “bộc”
仆 để tự xưng, dùng “khuyển tử” 犬子
để xưng con của mình, dùng “tao khang” 糟糠
để xưng vợ của mình.
Về từ
“tao khang” 糟糠 liên quan đến một câu chuyện. “Tao” là bả rượu,
“khang” là vỏ hạt thóc, “tao khang” là từ mang ý nghĩa chê bai. Thời Đông Hán,
chị của Quang Vũ Đế Lưu Tú 光武帝刘秀 là công chúa Hồ
Dương 湖阳 sau khi goá chồng, đã để ý đại thần Tống Hoằng 宋弘. Lưu Tú liền nói với Tống Hoằng:
Người có địa vị rồi thì không khó để mà tìm
được bạn, có tiền của rồi thì không khó để mà tìm được vợ.
Tống Hoằng
phản bác lại rằng:
Bần tiện chi giao bất khả vong, tao
khang chi thê bất hạ đường
贫贱之交不可亡, 糟糠之妻不下堂
(Bạn bè
từ lúc còn nghèo hèn không thể quên được, vợ lúc còn nghèo khó không thể bỏ được)
Người đời
sau đã gọi người vợ từng cùng với mình đồng cam cộng khổ là “tao khang”.
Kì thực,
từ mang sắc thái tình cảm không chỉ là danh từ và đại từ, những loại từ khác
như hình dung từ, động từ, phó từ và lượng từ cũng có nhiều từ mang sắc thái
tình cảm. Khi chúng ta vận dụng, nhất định phải chú ý để tránh sai lầm.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 22/01/2016
Nguồn
VĂN NGÔN VĂN TOÀN GIẢI
文言文全解
Chủ biên: Thẩm Diễm Xuân 沈艳春
Đô
Hưng Đông 都兴东
Hà
Thục Quyên 何淑娟
Cát Lâm Đại học xuất bản xã, 2003.
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật