HÀM Ý SÂU XA Ở DANH VÀ HIỆU CỦA CỐ VIÊM VŨ.
Cố Viêm Vũ 顾炎武 là tư tưởng gia, học giả nổi
tiếng khoảng thời Minh Thanh, người Côn Sơn 昆山
Giang Tô 江苏. Ông học rộng biết nhiều, rất
am tường về kinh học, sử học, thiên văn, địa lí, âm vận huấn hỗ, kim thạch, chủ
trương “kinh thế trí dụng” 经世致用.
Học thức và tinh thần của ông rất được người đời tôn sùng và có ảnh hưởng rất lớn.
Cố Viêm Vũ từ nhỏ
đã có cảm tình với chính nghĩa, năm 14 tuổi ông tham gia tổ chức “phục xã” 复社 đấu tranh chống lại bọn hoạn
quan quyền quý.
Cố Viêm Vũ vốn có
tên là Giáng 绛, tự Ninh
Nhân 宁人. Bình sinh ông rất ngưỡng mộ
và kính trọng phẩm cách trung trinh của Vương Viêm Ngọ 王炎午, môn sinh của Văn Thiên Tường 文天祥 vị anh hùng kháng Nguyên thời Nam Tống. Khi Văn
Thiên Tường đấu tranh kháng Nguyên thất bại bị bắt, địch áp giải ông về Đại Đô 大都, tự biết thầy đi lần này sẽ
bị sát hại, nên Vương Viêm Ngọ đi theo, những nơi Văn Thiên Tường bị áp giải
qua, ông viết văn tế ca tụng, cử hành tế sống thầy, rất cảm động. Xuất phát từ
sự kính ngưỡng này, Cố Viêm Vũ đã đổi tên thành “Viêm Vũ” 炎武.
Khi quân Thanh xuống
phương nam, Cố Viêm Vũ từng tham gia cuộc đấu tranh kháng Thanh của nhân dân vùng Côn Sơn 昆山, Gia Định 嘉定.
Sau khi thất bại, ông 10 lần đi bộ đến Nam Kinh khóc yết Minh lăng, biểu thị
lòng hoài niệm cố quốc. Mỗi khi đến tết Đoan Ngọ 端午, ông treo trên cửa cây Mạn thanh 蔓青 sắc đỏ (tức Yên thanh 燕青, tên một loại thực vật) cùng tỏi xanh, đồng thời
treo ở phía sau miếng vải trắng, bên trên viết 2 chữ “tị thanh” 避青 để biểu thị ý chí kháng
Thanh, cho nên mọi người gọi ông là “Tị Thanh tiên sinh” 避青先生.
Cố Viêm Vũ còn có
một hiệu nữa, gọi là “Đình Lâm tiên sinh” 亭林先生.
Về lai lịch của hiệu này có 2 thuyết:
- Thuyết thứ 1: Cố
Viêm Vũ người trấn Đình Lâm 亭林,
Côn Sơn 昆山 Giang Tô 江苏, nên dùng tên của quê nhà làm hiệu, gọi là “Đình
Lâm tiên sinh”.
- Thuyết thứ 2: Cố
Viêm Vũ thời trẻ du học khi đến quận Ngô 吴
(nay là huyện Ngô tỉnh Giang Tô), được biết nơi đây tổ tịch của Cố Dã vương 顾野王, âm vận huấn hỗ học gia thời
Nam triều, nhân vì Cố Viêm Vũ lúc trẻ cũng từng dồn sức vào việc nghiên cứu văn
học âm vận huấn hỗ học nên đã nảy sinh lòng ái mộ Cố Dã Vương, vì thế đã mượn tên
“Đình Lâm hồ” 亭林湖 trong gia
viên cố cư của Cố Dã Vương, đặt cho mình hiệu “Đình Lâm” 亭林.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 11/01/2016
Nguyên tác Trung văn
CỐ VIÊM VŨ ĐÍCH DANH
HIỆU ĐÔ HỮU THÂM KHẮC HÀM Ý
顾炎武的名号都有深刻含意
Trong
quyển
TRUNG
QUỐC NHÂN DANH ĐÍCH CỐ SỰ
中国人名的故事
Tác giả: Trương Tráng Niên 张壮年
Trương Dĩnh Chấn 张颖震
Sơn
Đông hoạ báo xuất bản xã, tháng 9-2005
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật