LIÊN HẠC PHƯƠNG HỒ
Liên hạc
phương hồ 莲鹤方壶 là thanh đồng khí trung kì thời Xuân Thu. Bộ phận chủ
thể của nó tạo hình kiểu hồ vuông được lưu hành ở hậu kì thời Tây Chu trở đi,
có nắp, hai quai, đế uốn cong, trọng tâm tại phần bụng dưới của hồ, khắp thân
trên dưới của hồ đều phụ thêm các loại trang sức, không chỉ hiệu quả trang sức
đẹp, khác lạ, mà còn phản ánh sự biến hoá trọng yếu về quan niệm thẩm mĩ nghệ
thuật ở đồ đồng. Hoa văn trang sức ở phần thân của hồ là hoa văn rồng phụng được
chạm sâu hoặc cạn, cùng những đường khắc chìm. Có cái biểu hiện hình thức điểu
thú hợp thể, hình con cù 虬 uốn lượn trải khắp
phần thân. Trên đế uốn cong mỗi mặt trang sức hai con hổ đối nhau, phần miệng
có hoa văn uốn khúc. Phần cổ của hồ bốn phía đều có quai hình rồng (thú), trắc
diện của 2 quai chính chạm hình rồng quay đầu lại nhìn, có sừng hình tán hoa,
thể tích rất lớn, độ dài khoảng bằng 2/3 chiều cao của thân hồ. Tán hoa và phần
thân đều có hoa văn tinh mĩ. Phần dưới của bụng ở 4 góc lại có phụ thêm rồng nhỏ
có cánh, hình trạng quay đầu hướng về phía trên. Sừng thú cong, đầu sừng hình
đoá hoa. Dưới đế uốn cong có cặp thú, thân uốn lượn, đuôi cuộn, đầu hướng phía
ngoài, có chi hình góc. Thú nâng thân hồ và tư thế hướng thượng của rồng thú phụ
thêm trên thân của hồ tương đối ứng hợp, cùng tạo ra một cảm giác di động nhẹ
nhàng cho thị giác của người xem.
Trên nắp
hồ, trang sức 2 lớp hình cánh hoa sen xếp đều nhau, ngửa hướng ra bốn bên, ở giữa
nâng một con hạc đang giương cánh như muốn bay. Hình tượng hạc sinh động chân
thực, ít thấy trong nghệ thuật đồ đồng tảo kì, tượng trưng cho tinh thần thời đại
thời kì Xuân Thu. Nó phản ánh quan niệm cuộc sống mới với quan niệm nghệ thuật,
và là sự hiển hiện hình tượng của một lực lượng tinh thần đang vươn lên mạnh mẽ.
Huỳnh Chương
Hưng
Quy Nhơn 12/10/2015
Nguyên tác Trung văn
LIÊN HẠC PHƯƠNG HỒ
莲鹤方壶
Trong quyển
ĐỒ VĂN TRUNG QUỐC THÔNG SỬ
图文中国通史
(tập Sử tiền sử - Chiến quốc)
Chủ biên: Triệu Hướng Tiêu 赵向标
Tân Cương nhân dân xuất bản xã, 2002.
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật