THÁI CÔNG VỌNG
Thái
Công Vọng 太公望, nguyên huân khai quốc triều Chu, “Thái Công” là thuỵ
hiệu tông miếu nước Tề, họ Khương 姜. Trong Sử kí – Tề thế gia 史記 - 齊世家 có nói:
Thái Công Vọng Lữ Thượng, tổ tiên từng có công giúp ông Vũ 禹 trị lí thuỷ thổ. Khoảng thời Ngu 虞, Hạ 夏 hậu duệ có người được
phong ở đất Lữ (phía tây huyện Nam Dương 南陽
Hà Nam 河南), có người được phong ở đất Thân 申 (nay là phía bắc huyện Nam Dương), họ là Khương 姜. Khoảng thời Hạ , Thương, con cháu chi thứ có người
được phong ở đất Thân đất Lữ, có người trở thành dân thường. Lữ Thượng chính là
cháu đời sau, vốn họ Khương, lấy tên ấp được phong làm họ, nên gọi là Lữ Thượng.
Vì thế, tên của ông có 3: Lữ Vọng 呂望, Lữ Thượng 呂尚, con cháu lại gọi ông là Lữ Nha 呂牙.
Sở dĩ Lữ
Thượng giúp nhà Chu lập vương nghiệp, theo khảo định việc khảo chứng cùng việc
nghiên cứu lịch sử đời Chu có mấy lí do:
- Tộc
Cơ 姬 và tộc Khương 姜
có mối cừu thù với Ân Thương
- Tộc
Cơ 姬 và tộc Khương 姜
nhiều đời là láng giềng tốt
- Tộc
Cơ 姬 và tộc Khương 姜
nhiều đời có quan hệ hôn nhân với nhau.
Ân
Thương từng nhiều lần đánh Chu, ông tổ đời thứ 7 trước Văn Vương là Cao Ngữ 高圉 bị chinh phục được phong là Bân Hầu 邠侯. Ân cũng từng nhiều lần đánh Khương, bắt người Khương
làm nô lệ. Thuỷ tổ nhà Chu là Hậu Tắc 后稷 được phong ở đất
Thai 邰, tiên tỉ là Khương Nguyên 姜嫄
cư trú ở Khương Nguyên 姜原, đất Thai và Khương
Nguyên đều ở tại 2 huyện Vũ Công 武功 và Hưng Bình 興平 của Thiểm Tây 陝西,
vừa là láng giềng tốt vừa có mối quan hệ hôn nhân. Cổ Công 古公 từ đất Bân 邠 dời đến Kì Chu 岐周, cưới Khương nữ làm phi là bà Thái Khương 太姜, lại có mối quan hệ hôn nhân; về sau Vũ Vương lại cưới
Ấp Khương 邑姜 làm hậu, như vậy là 3 lần thông hôn với nhau.
Sau khi
Cổ Công cưới bà Thái Khương, lại cùng với 4 nước có họ Khương là Tề, Hứa, Thân,
Lữ mở rộng liên minh hôn nhân, bắt đầu khuếch trương về phía đông, chuẩn bị việc
diệt Thương. Khi Văn Vương là Cơ Xương 姬昌
bị giam ở ngục Dữu Lí 羑里, Lữ Thượng nhân hai
tộc Cơ Khương có mối quan hệ mật thiết, đã lập cách cứu Văn Vương ra khỏi tù.
Khi Văn Vương về lại Chu , lại cùng với Văn
vương tu đức, mưu tính diệt Thương.
Lữ Thượng
ít tuổi hơn Văn Vương Cơ Xương, dưới sự phò tá đắc lực của Lữ Thượng, thế lực của
Văn Vương ngày càng lớn mạnh, có được 2/3 thiên hạ, bèn xưng Vương.
Sau khi
Văn Vương mất, Lữ Thượng với công cao vọng trọng được bái làm Sư, cùng với Chu
Công, Thiệu Công đồng phò tá triều chính.
Khi xuất binh phạt Thương, Lữ Thượng tổng soái 6 sư của quân đội nhà Chu đông phạt. Trận Mục Dã 牧野, Lữ Thượng thống lĩnh cả trăm võ sĩ đi tiên phong hãm trận, khi tấn
công thế dũng mãnh như chim bằng từ trên cao bổ xuống, quân đội nhà Thương bị bại,
lũ lượt trở giáo bỏ chạy. Vũ Vương thống lĩnh chiến xa tiến lên, chỉ qua một
ngày kịch chiến, máu chảy trôi chày, quân đội nhà Thương tan vỡ, diệt được vua
Trụ 紂. Lữ Thượng có công đầu được phong ở đất Tề.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 30/9/2015
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật