SỰ THẤT BẠI VIỆC PHỤC CỔ CẢI CHẾ CỦA VƯƠNG MÃNG
Sau khi Tuyên Đế 宣帝triều Tây Hán lên ngôi, trải qua các đời Nguyên Đế 元帝, Thành Đế 成帝, Ai Đế 哀帝
cùng Bình Đế 平帝, sự thống
trị của triều Tây Hán dần xuống dốc.
Năm công nguyên thứ 8, Vương Mãng 王莽 phế tiểu hoàng đế Lưu Thuý 刘翠, tự mình khoác hoàng bào,
lên ngôi xưng đế, đổi Hán 汉
ra Tân 新, sử gọi là “Tân triều” 新朝.
Sau khi Vương Mãng nắm chính quyền, đối
mặt với nguy cơ xã hội nghiêm trọng. Sau khi lên ngôi, Vương Mãng lần lượt
tuyên bố cải cách quan chế, tệ chế cùng tô thuế đất đai. Để làm dịu mâu thuẫn,
duy trì sự thống trị của triều “Tân”, Vương Mãng đã giương cao ngọn cờ “Chu lễ”,
nhằm tiến hành cải cách những vấn đề xã hội như đất đai cùng việc chứa nô lệ,
mua bán nô tì mà đã tồn tại cuối đời Hán.
Năm công nguyên thứ 9, Vương Mãng thực
hành chế độ “vương điền tư thuộc” 王田私属.
Ông tuyên bố đất đai trong thiên hạ đều quy về triều đình sở hữu, gọi là “vương
điền”, vương điền không được mua bán. Đồng thời quy định một nhà nam đinh chưa
đến 8 khẩu mà ruộng lại quá 800 mẫu, phải đem đất đai dư ra phân cho quý tộc hoặc
hương lân; những nông dân không có đất hoặc ít đất trước đó, sẽ do nhà nước quy
định tiêu chuẩn một vợ một chồng nhận trăm mẫu. Vương Mãng vốn muốn giải quyết
vấn đề đất đai kiêm cả nô tì ngày càng
gay gắt, kết quả lại gặp phải sự phản đối quyết liệt của giới quý tộc, quan lại,
địa chủ, họ tìm trăm phương ngàn kế để phá hoại việc thực hành tân pháp. Nông
dân không có đất lại nhân vì lâu ngày không có được đất cũng oán hận trong lòng.
Trên dưới cả nước, lòng dân sôi sục. Năm công nguyên thứ 12, Vương Mãng hạ lệnh
phế bỏ chế độ “vương điền tư thuộc”.
Tháng 12 năm công nguyên thứ 10, Vương
Mãng bắt đầu thực thi chính sách kinh tế “ngũ quân lục quản” 五均六筦 (管).
“Ngũ quân” chỉ việc thiết lập “ngũ quân quan” 五均官官 tại Trường An và các thành thị khác trong cả nước,
phụ trách quản lí thị trường, điều tiết giá cả, thu thuế, cho vay; “lục quản”
chỉ việc triều đình thống nhất quản lí 6 ngành nghề là muối, thiết, rượu, đúc
tiền, mua chịu, cho vay. Vương Mãng muốn thông qua pháp chế này để hạn chế
thương nhân và những người cho vay nặng lãi thao túng thị trường, bóc lột nhân
dân, nhưng kết quả lại khiến họ câu kết với quan lại, làm cho dân càng bị bóc lột.
Ngoài ra, Vương Mãng còn nhiều lần thực
hành cải cách chế độ tiền tệ. Việc cải cách này đã tạo ra sự hỗn loạn chất liệu
tiền trong cả nước. Trước sau Vương Mãng ra lệnh dùng vàng, bạc, mai rùa, vỏ sò
… 28 loại hoá tệ, gọi là “bảo hoá” 宝货.
Do bởi nhiều lần cải cách, chủng loại phức tạp, tỉ giá cũng bất hợp lí, đồng thời
mỗi lần cải cách đều lấy điểm liệt thay điểm ưu, tuy giá trị bất biến nhưng thực
tế giá trị đã xuống thấp. Cải cách lần này khiến tập đoàn Vương Mãng mượn cớ
thu vét tiền của. Khi Vương Mãng chết, bên cạnh ông ta còn lưu lại 60 vạn cân
vàng và vô số châu báu.
Việc cải cách của Vương Mãng đã tạo
nên sự hỗn loạn kinh tế và sự dao động chính trị nghiêm trọng, mang đến cho
nhân dân tai nạn mà trước giờ chưa từng có. Nhân dân bần khổ một khi phạm đến
“tân pháp” sẽ bị phạt làm nô tì cho các nhà quan. Những người vi phạm lệnh cấm
bị bắt, áp giải đến Trường An phục dịch có đến hơn 10 vạn. Theo ghi chép trong Hậu Hán thư 后汉书, lúc bấy giờ cả nước có
gần một nữa nhân khẩu chết vì tân pháp. Sự bất mãn của họ ngày càng tăng, mâu
thuẫn xã hội của tân triều ngày càng kịch liệt. Để di chuyển tuyến nhìn của
nhân dân, dựng nên “quốc uy”, Vương Mãng lại khiêu chiến với các dân tộc thiểu
số ở phía đông nam và tây nam. Chiến tranh mang lại cho nhân dân khổ nạn vô
cùng, nhân dân rơi vào tình cảnh bi thảm. Chiến tranh không những không di chuyển
tuyến nhìn của nhân dân mà ngược lại khiến âm thanh hô hào phản kháng của nhân
dân ngày càng dâng cao. Còn Vương Mãng mặc ý vơ vét của cải, hưng công xây dựng,
kiến tạo chùa miếu. Dao dịch nặng nề, hình phạt tàn bạo, khiến nhân dân không
thể nhịn được nữa, khắp nơi nổi lên những cuộc khởi nghĩa phản kháng. Năm 23
công nguyên, quân Lục lâm 绿林
đánh thẳng Trường An, Vương Mãng lo sợ vội đến Tiệm Đài 渐台 lánh mình, bị thương nhân là Đỗ Ngô 杜吴 giết chết. Vương triều Tân
Mãng duy trì chỉ vẻn vẹn 15 năm, bị diệt vong từ đó.
Tuy những cải cách này mang tính tuỳ
ý, mù quáng, làm cho xã hội càng hỗn loạn, cuối cùng dẫn đến khắp nơi trong cả
nước biến động, cải cách thất bại, vương
triều sụp đổ, nhưng không thể phủ nhận lòng gan dạ và trí hiểu biết của Vương
Mãng, cũng chính lòng gan dạ và trí hiểu biết này đã khiến ông viết nên một
trang sử mang riêng một phong cách trong lịch sử phát triển xã hội phong kiến
hơn hai ngàn năm ở Trung Quốc.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 07/9/2015
Nguyên tác Trung văn
PHỤC CỔ CẢI CHẾ ĐÍCH
THẤT BẠI
复古改制的失败
Trong quyển
TRUNG HOA THƯỢNG HẠ
NGŨ THIÊN NIÊN
中华上下五千年
Chủ biên: Lí Tinh 李晶
Nam Kinh đại học xuất
bản xã, 2007
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật