TINH VỆ LẤP BIỂN
Con chim
này bay lượn trên mặt biển mênh mông, nhìn thấy nó như một chấm đen nhỏ. Nhưng
khi sóng biển tràn dâng gầm thét, những âm thanh khác dường như bị che lấp, chỉ
có tiếng kêu của nó không những không mất đi mà ngược lại còn vang rất xa, nghe
rất rõ.
Người
dân bên bờ biển gọi nó là “Tinh Vệ” 精卫.
Việc mà
chim Tinh vệ làm mỗi ngày cùng với tiếng kêu của nó là vô cùng đặc biệt. Hàng
ngày miệng nó ngậm một viên sỏi, chân nó quắp một cành cây thả vào trong biển lớn
đang gầm thét. Thả xong, nó lại bay đến núi, nhặt sỏi quắp cây tiếp sau đó lại
bay đến biển thả, trong một ngày nó rất ít khi nghỉ ngơi.
Chiếc mỏ
ngậm sỏi của nó trắng giống như tuyết, cứng giống như đá. Nhưng bạn có biết
không? chiếc mỏ này vốn không phải màu trắng như thế, cứng như thế, mà là đỏ nhạt
và mềm, là miệng của một thiếu nữ. Còn đôi cánh màu đen là đôi tay khéo léo và
nhanh nhẹn của thiếu nữ. Thiếu nữ này không phải là con gái của một gia đình
bình thường. Trước khi biến thành chim có sắc đen, nàng là con gái của Viêm Đế 炎帝.
Viêm Đế
rất yêu nàng, luôn gọi nàng là “Nữ Oa – Nữ Oa” 女娃
- 女娃. Nữ Oa có một khuôn mặt rất xinh, người khác nhìn thấy
quên cả âu lo, nhưng việc nàng thích làm, khiến Viêm Đế lại lo. Có lúc nàng như
một làn khói, không biết bay đến nơi nào, hại Viêm Đế tìm kiếm khắp nơi.
Một lần
nọ, Nữ Oa vô ý, chạy đến một khu rừng gần đó, kinh ngạc phát hiện một biển lớn
mênh mông. Nữ Oa liền đi đến, chầm chậm bước, đồi núi, rừng cây đều bị bỏ lại
sau lưng, hoa sóng bên bờ nhìn càng lúc càng rõ.
Đối mặt
với biển xanh, Nữ Oa dần bị mê hoặc, nàng dường như không chú ý đến tiếng sóng.
Như một sức mạnh to lớn và thần bí, cơn gió biển thổi đến, ngoài vị mằn mặn,
còn đặc biệt mang cả mùi tanh.
Đôi chữ
Nữ Oa giẫm lên bãi cát mềm, nhanh chóng nàng chơi đùa một cách thích thú. Lúc
thì đuổi theo làn sóng, lúc thì đắp cát xây nhà, hoàn toàn quên cả thời gian,
cũng không phát hiện ngày càng gần nước biển.
Trong
chớp mắt, nước biển hoàn toàn biến mất, sóng thật cao, phát ra âm thanh mãnh liệt,
ngay cả bầu trời cũng trở nên xám xịt âm u.
Lúc một
cơn sóng cực lớn ào tới sau lưng Nữ Oa, nàng đang hái một cành hoa dại trên cát
cài lên mái tóc. Con sóng đã cuốn nàng xa bờ, đẩy nàng ra giữa biển khơi.
Nữ Oa
kinh hoảng lấy hết sức của mình, dùng đôi cánh tay nhỏ nhắn từng lượt từng lượt
rẽ sóng hướng vào bờ, nhưng sóng biển từng đợt từng đợt đẩy nàng ra xa.
Nữ Oa
vùng vẫy đến nỗi không còn sức, nhưng nàng vẫn không cam lòng, “Ta phải về!” Nàng không ngừng kêu thầm trong lòng.
Khi chỉ còn một hơi thở cuối cùng, Nữ Oa phảng phất thấy Viêm Đế ở trước mặt,
thế là nàng gọi thật to, dường như có được một sức mạnh to lớn.
Một lát
sau, biển đã buông tay, Nữ Oa cảm thấy mình nhẹ nhàng bay lên mặt nước.
Nàng
kích động kêu lên, nhưng, nghe không phải là tiếng của mình. Nàng kêu lại một lần
nữa, vẫn là âm thanh xa lạ.
Lúc bấy
giờ Nữ Oa mới phát hiện, miệng, thân thể, cùng tay chân đã hoàn toàn biến thành
hình dạng của chim. Trên đầu hãy còn lưu lại một nhúm lông có hoa văn.
Nàng nhắm
đôi mắt, dường như lại nghe tiếng của Viêm Đế gọi mình. Nàng vỗ đôi cánh mỏng,
ra sức bay hướng đến khu rừng hàng ngày quen thuộc. Cây rừng vẫn như ngày trước
lay động trong gió, nhưng nàng đã khác với trước đây.
Nữ Oa
càng nghĩ càng hận, biển lớn hung bạo biết bao, không biết bao nhiêu người bị
như mình. Vì thế nàng dừng lại, ngậm lấy một viên sỏi núi, chuyển mình bay hướng
ra biển, thả viên sỏi vào biển lớn mênh mông, thề rằng: không lấp bằng biển lớn,
quyết không về nhà.
Ngày lại
ngày, năm lại năm, Tinh Vệ trước sau đi về giữa khu rừng bên tây và biển bên
đông, thả từng viên sỏi từng viên sỏi vào trong biển lớn. Chiếc thân sắc đen của
nàng trên mặt biển thấy vô cùng nhỏ bé. Nhưng mỗi khi biển lớn gầm thét ra oai
với thế gian, Tinh Vệ không hề biểu lộ sự khiếp sợ, luôn phát ra những tiếng
kêu. Và chỉ có tiếng kêu của Tinh Vệ vạch sóng truyền đi rất xa.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 04/8/2015
Nguyên tác Trung văn
TINH VỆ ĐIỀN HẢI
精卫填海
Trong quyển
THANH THIẾU NIÊN TỐI HỈ HOAN ĐÍCH
THẦN THOẠI CỐ SỰ
青少年最喜欢的
神话故事
Tác giả: Ngô Cảnh Minh 吴景明
Diên Biên nhân dân xuất bản xã,
2002
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật