TĂNG QUỐC PHIÊN
(kì cuối: tiếp theo và hết)
CÔNG HẠ THIÊN KINH,
Dưới sự
ủng hộ của Tây Thái Hậu và sự viện trợ của “người tây”, Tăng Quốc Phiên 曾国藩 đã tăng cường thế công đối với quân Thái Bình. Ông tập
kết 10 lộ binh mã hướng đến Thái Bình Thiên Quốc phát động thế tấn công toàn diện.
Tăng Quốc
Phiên phái quân đông lộ của Lí Hồng Chương 李鸿章
hợp tác cùng “dương thương đội” 洋枪队 của “người tây”,
giữ Thượng Hải, kiềm chế quân Thái Bình của Lí Tú Thành 李秀成, Lí Thế Hiền 李世贤.
Đem 9 bộ thự binh mã khác tại ngoại vi Thiên Kinh ngăn chận đội quân Thái Bình
các tỉnh, khiến quân Thái Bình không có cách nào cứu trợ Thiên Kinh. Tăng Quốc
Phiên còn phái em là Tăng Quốc Thuyên 曾国荃, Tăng Quốc Hà 曾国荷, thuận theo Trường giang đi xuống, đánh Thiên Kinh đoạt
lấy công đầu.
Ngày 19
tháng 7 năm 1862, Tương quân dùng thuốc nổ đánh sập tường thành hơn 20 trượng,
tràn vào kinh thành. Quân Thái Bình đứt lương thực đã lâu, bị đói mệt không còn
sức, nhiều binh sĩ hôn mê ngã lăn ra đất. Hôm đó, thành Thiên Kinh bị vây hãm.
Sau khi
Tương quân công nhập Thiên Kinh, vung đao múa giáo, không có cái ác nào là
không làm. Nam
nữ già trẻ trong thành nhất loạt bị giết chết. 5 ngày sau, trong thành vẫn còn
nơi lục tìm người để giết, quân dân Thiên Kinh bị giết đến mười mấy vạn người.
Mặt sông Tần Hoài 秦淮 đầy xác người.
Đối với
Thiên Kinh, Từ Hi Thái hậu sớm đã thèm muốn, nên lập tức hạ chỉ:
Kim Lăng có một khoản tiền lớn, thuộc tài sản
xương máu của dân các tỉnh. Nên dùng để cứu tế , để dân các tỉnh chi dùng, có lợi
cho nước cho dân.
Sau khi
Tăng Quốc Phiên hạ lệnh đồ sát trong thành liền phóng hoả để xoá dấu vết. Chẳng
bao lâu, Tăng Quốc Phiên dâng tấu lên triều đình, nói dối là do quân Thái Bình
phóng hoả.
Phong
trào Thái Bình Thiên Quốc do Hồng Tú Toàn lãnh đạo bị diệt vong, Tăng Quốc
Phiên cứu được vương triều Đại Thanh. Ngoài chức hàm vốn có, Từ Hi Thái Hậu còn
phong Tăng Quốc Phiên làm Thái tử Thái bảo, ban nhất đẳng Hầu tước được thế tập,
thưởng song nhãn hoa linh. Tăng Quốc Thuyên được phong làm Thái tử Thái bảo,
ban nhất đẳng Bá tước. Tướng lĩnh Tương quân hơn 130 người đều được phong thưởng.
Tăng Quốc
Phiên nhờ trấn áp quân Thái Bình là dựng được cơ nghiệp, Tương quân đã phát triển
lên đến 12 vạn người, trở thành bộ đội tinh nhuệ nhất của triều Thanh. Tăng Quốc
Phiên được nhân sĩ trong và ngoài nước tán dương, khen là “trung hưng đệ nhất
danh thần”.
Tàn
quân của quân Thái Bình và Niệm quân 捻军 (1) ở bờ
tây Giang Hoài thế lực vẫn còn mạnh, đội quân triều Thanh do Tăng
Cách Lâm Tâm 僧格林沁 thống lĩnh đã bị Niệm quân tiêu diệt. Ngày 23 tháng 5
năm 1865, Từ Hi Thái Hậu lệnh cho Tăng Quốc Phiên đến Sơn Đông tiễu trừ Niệm
quân, Tăng Quốc Phiên đem đại ấn Tổng đốc lưỡng Giang giao cho Lí Hồng Chương,
ngày 18 rời Kim Lăng đi đến Sơn Đông.
Lúc bấy
giờ chủ lực của Tương quân đã bị Tăng Quốc Phiên chủ động cắt giảm, tiễu trừ Niệm
quân chỉ có thể nhờ Hoài quân 淮军 của Lí Hồng Chương.
Lí Hồng Chương sau khi đem một bộ phận Hoài quân giao cho Tăng Quốc Phiên đã ngầm
cản trở.
Từ
tháng 6 năm 1865 đến tháng 9 năm 1867, Tăng Quốc Phiên bị Niệm quân đánh bại.
Ông dâng tấu xin Lí Hồng Chương thế mình. Về sau, Lí Hồng Chương lợi dụng cơ hội
tiễu trừ Niệm quân đã làm cho Tương Quân cơ hồ bị tiêu diệt toàn bộ. Ngày 24
tháng 1 năm 1867, Tăng Quốc Phiên đến nhậm chức Tổng đốc lưỡng Giang. Năm 1868,
Tăng Quốc Phiên được thăng làm Tổng đốc Trực Lệ.
Cuối đời,
Tăng Quốc Phiên phụng mệnh xử lí vụ giáo đường phương tây ngược sát trẻ em dẫn
đến vụ án “Dương Châu giáo án” 扬州教案 và “Thiên Tân
giáo án” 天津教案. “Thiên Tân giáo án” mà ông xử lí, ngoài “trừ hung”
ra, còn bồi thường 46,5 vạn lượng bạc trắng cho nước Pháp, bồi thường 2500 lượng
cho nước Anh, 4785 lượng cho nước Mĩ, chu cấp hơn 3 vạn lượng cho lính Nga Sa
hoàng đã chết. Mọi người tấp nập khiển trách ông. Ngày 12 tháng 3 năm 1872,
Tăng Quốc Phiên bị bệnh và qua đời. (hết)
Chú của người
dịch
1- Niệm quân 捻军: là đội quân khởi
nghĩa nông dân phương bắc thời Thái Bình Thiên Quốc, có nguồn gốc từ “Niệm tử” 捻子 (còn gọi là “Niệm đảng” 捻党).
Niệm tử
là một tổ chức bí mật trong dân gian, có thuyết cho là sản sinh khoảng thời
Khang Hi 康熙 nhà Thanh, có thuyết cho là xuất hiện vào cuối thời
Minh, thành viên chủ yếu là nông dân và thợ thủ công.
“Niệm” 捻 là phương ngôn vùng Hoài bắc, có nghĩa là “nhóm, bọn”.
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn 23/8/2015
Nguyên tác
CÔNG HẠ THIÊN KINH,
TỐI CHUNG VÃN CỨU ĐẠI THANH VƯƠNG TRIỀU
攻下天京, 最终挽救大清王朝
Trong quyển
HỔ CHI UY
虎之威
Tác giả: Hàn Tố Văn 韩素文
Bắc Kinh: Trung Quốc Trường An xuất bản xã, 2006.
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật