CHỮ “KHỨ” 去 TRONG HÁN NGỮ CỔ
Diệc khứ chi
亦去之
(Cũng rời khỏi)
Trong Mạnh Tử - Công Tôn Sửu hạ 孟子 - 公孫丑下:
Mạnh Tử khứ Tề
孟子去齊
(Mạnh Tử rời khỏi nước Tề)
Chú ý
Chữ 去 (khứ) thời thượng cổ có nghĩa là “li khai”, tương phản
với chữ 就 (tựu có nghĩa là đến), cho nên nói “khứ tựu”. Rời khỏi
một nơi nào đó chính là không lưu lại, nên tương phản với chữ 留 (lưu), cho nên nói “khứ lưu”. Rời khỏi một người nào
đó chính là không theo họ, cho nên nói “khứ tùng”. Hiện nay còn có thành ngữ:
Hà khứ hà tùng
何去何從.
(Đi đâu theo đâu)
Chữ 去 (khứ) thời thượng cổ nhìn chung đều có tân ngữ. Các
sách như Chiến quốc sách 戰國策, Sử kí 史記 … chữ 去 có thể không có tân
ngữ, nhưng vẫn mang ý nghĩa là rời khỏi một nơi nào đó, cũng gần giống như Hán
ngữ hiện đại nói 走了 (tẩu liễu).
Trong Chiến quốc sách – Triệu sách tam 戰國策 - 趙策三 có câu:
Kim hựu nội vi Hàm Đan nhi bất khứ
今又內圍邯鄲而不去
(Nay lại vây Hàm Đan mà không chịu rời đi)
Và câu:
Toại từ Bình Nguyên Quân nhi khứ
遂辭平原君而去
(Bèn từ biệt Bình Nguyên Quân ra đi)
Thành
ngữ hiện nay có câu:
Dương trường nhi khứ
揚長而去
(Nghênh ngang bỏ đi)
Phất tụ nhi khứ
拂袖而去
(Phủi tay áo bỏ đi)
Dẫn đến
nghĩa “cự li” (chỉ thời gian hoặc địa điểm). Trong Mạnh Tử - Công Tôn Sửu thượng 孟子 - 公孫丑上 có
câu:
Trụ chi khứ Vũ Đinh vị cửu dã
紂之去武丁未久也
(Ông Trụ cách Vũ Đinh chưa xa)
Và
trong Li Lâu hạ 離婁下:
Địa chi tương khứ dã thiên hữu dư lí
地之相去也千有餘里
(Đất đai cách xa nhau cũng hơn ngàn dặm)
2- 去một âm đọc
xưa là “khử” (thượng thanh), nghĩa là
trừ bỏ, bỏ đi, đối lại với 取 (thủ có nghĩa là lấy).
Trong Luận ngữ - Nhan Uyên 論語 - 顏淵 có câu:
Khử binh
去兵
(Bỏ binh)
Và
trong Mạnh Tử - Đằng Văn Công hạ 孟子 - 滕文公下:
Thập nhất, khử quan thị chi chinh
什一, 去關市之征
(Đánh thuế một phần mười, bãi bỏ việc thu thuế ở cửa ải
và chợ)
Phân biệt
“khứ” 去 và “vãng” 往.
Thời
thượng cổ, “khứ” và “vãng” ý nghĩa khác nhau xa. Phản nghĩa của “lai” 來 không phải là “khứ” 去
mà là “vãng” 往. “Vãng” không thể có tân ngữ, còn “khứ” thường có tân
ngữ. “Khứ” có nghĩa là rời bỏ, còn “vãng” là đi đến chỗ mục đích, có thể thấy
rõ ràng là khác nhau.
Câu “Mạnh
Tử khứ Tề” 孟子去齊, nếu giải thích theo Hán ngữ hiện đại là “Mạnh Tử đáo
Tề quốc khứ” 孟子到齊國去 (Mạnh Tử đi đến nước Tề); nhưng giải thích theo Hán
ngữ cổ đại, thì là “Mạnh Tử li khai liễu Tề quốc” 孟子離開了齊國 (Mạnh Tử rời bỏ nước Tề), ý nghĩa tương phản nhau. Đây là điều cần phải
phân biệt rõ.
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn 09/8/2015
Nguyên tác Trung văn trong
CỔ ĐẠI HÁN NGỮ
古代漢語
(tập 1)
Chủ biên: Vương Lực 王力
Trung Hoa thư cục, 1998.
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật