Dịch thuật: Thạch cổ văn và những văn tự khắc thạch khác.

THẠCH CỔ VĂN VÀ NHỮNG VĂN TỰ KHẮC THẠCH KHÁC

          Sau khi Tần Thuỷ Hoàng 秦始皇thống nhất Trung Quốc, tuần du thiên hạ, đã khắc thạch 刻石 (khắc chữ trên đá) ghi công tại Dịch sơn 峄山, Thái sơn 泰山, Lang Nha đài 瑯琊台, Chi Phù 芝罘, Kiệt Thạch 碣石, Cối Kê 会稽 … Trong mấy lần tuần thị, tổng cộng khắc được 7 chỗ, nội dung đại đồng tiểu dị, văn tự được viết đa phần xuất phát từ tay Lí Tư 李斯, chữ của ông gầy cứng, gọi là “ngọc trợ triện” 玉箸篆, là chính tông của tiểu triện. Thời Tần Nhị Thế, trên khắc thạch tại mỗi nơi đã thêm một đạo chiếu thư, nói rõ những văn tự trên đá này đều là do Tần Thuỷ Hoàng khắc. Những khắc thạch này là những tư liệu tốt nhất để nghiên cứu tiểu triện, đáng tiếc là nguyên vật dường như bị hư hại hết, chỉ có khắc thạch tại Lang Nha đài phía tây nam huyện Trừ tỉnh An Huy 安徽 ngày nay được tồn lưu nhưng tàn khuyết, chỉ bảo tồn được một bộ phận chiếu thư của Tần Nhị Thế. Khắc thạch Thái sơn tuy đã tàn khuyết nhưng cách cục thể hình vẫn đáng tin, đây là điển hình của Tần triện.
Tần Doanh Chính 秦嬴政 đã chế định “tiểu triện” quy phạm thống nhất, nhưng không phế huỷ các loại tự hình trước đó, mà để cho nó tự sinh tự diệt. Cho nên thời Tần có tên gọi “Tần thư bát thể” 秦书八体, tức đại triện 大篆, tiểu triện 小篆, khắc phù 刻符, trùng thư 虫书, mô ấn 摹印, thự thư 署书, thù  thư 殳书, lệ thư 隶书. Kì thực, tuy tự thể khác nhau, nhưng cũng do bởi địa phương mà chữ được viết ra khác nhau mà tên gọi có khác.
Thạch cổ văn 石鼓文 (văn tự khắc trên trống đá) (1) chỉ là một hình thức trong thạch khắc, nó là một loại biệt. Thạch cổ văn lấy Tần triện làm cơ sở, sau đó xuất hiện văn tự khắc thạch lệ thư, hành, thảo, khải thư. Ngoài ra còn có văn tự khắc trên vách núi, văn tự khắc bia ca công tụng đức, văn tự mộ chí. Thạch thư khắc kinh của Nho gia, Phật giáo, Đạo giáo lấy hình thức văn tự khắc thạch đề bạt, đề kí, đề danh xuất hiện hàng loạt. Tóm lại văn tự khắc thạch đã xuất hiện cục diện trăm hoa đua nở. Có người tính, nếu tập hợp hết tất cả các loại văn tự khắc thạch bắt đầu từ thạch cổ văn ở Trung Quốc, số lượng của chúng hoàn toàn có thể tương đương với Nhị thập tứ sử nổi tiếng và thư tịch khắc gỗ mênh mông như biển.

 Chú của người dịch
1- Thạch cổ văn 石鼓文: văn tự khắc trên đá thời Tiên Tần. Nhân vì ngoại hình của phiến đá khắc giống cái trống nên có tên gọi như thế.
                                                     
                                                                     Huỳnh Chương Hưng
                                                                     Quy Nhơn 02/7/2015

Nguyên tác Trung văn
THẠCH CỔ VĂN DỮ KÌ THA KHẮC THẠCH VĂN TỰ
石鼓文与其他刻石文字
Trong quyển
HÁN TỰ ĐÍCH CỐ SỰ
汉字的故事
Tác giả: Úc Nãi Nghiêu 郁乃尧
Quang Minh nhật báo xuất bản xã, 2005.
Previous Post Next Post