THUỶ
THANH VÔ NGƯ
水清无鱼
NƯỚC QUÁ TRONG SẼ
KHÔNG CÓ CÁ
Giải
thích: nước quá
trong, cá không thể sống được. Thành ngữ này dùng để ví hạng người quá hà khắc,
xét nét. Đối với những vấn đề phi nguyên tắc không nên quá nghiêm khắc với người,
để tránh mất đi bè bạn.
Xuất
xứ: Hán . Ban Cố
班固 Hán
thư – Đông Phương Sóc truyện 汉书
- 东方朔传
Thời
Hán Vũ Đế 汉武帝có
một người tên Đông Phương Sóc 东方朔, ông viết thiên Đáp
khách nạn 答客难, trong đó có câu:
Thuỷ chí thanh tắc
vô ngư, nhân chí sát tắc vô đồ
水至清则无鱼,
人至察则无徒
Ý
của câu là:
Nước
quá trong thì sẽ không có cả, người hay bới lông tìm vết thì sẽ không có ai bên
cạnh mình.
Thử
nghĩ xem, nếu nước quá trong, trong đến mức không loại vi sinh vật nào tồn tại
thì cá dựa vào đâu để sống; còn đối với người mà nghiêm khắc quá mức, thậm chí
hay bươi móc khuyết điểm của người khác, không bỏ qua lỗi lầm của họ thì bản
thân mình sẽ bị cô lập.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 09/5/2015
Nguyên tác Trung văn
THUỶ THANH VÔ NGƯ
水清无鱼
Trong quyển
TRUNG QUỐC THÀNH NGỮ
CỐ SỰ TỔNG TẬP
中国成语故事总集
(tập 1)
Chủ biên: Đường Kì 唐麒
Trường Xuân – Thời đại
văn nghệ xuất bản xã, 2004.
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật