Dịch thuật: Ngô Kính Tử với "Nho lâm ngoại sử"

NGÔ KÍNH TỬ VỚI “NHO LÂM NGOẠI SỬ”

          Ngô Kính Tử 吴敬梓 tự Mẫn Hiên 敏轩, người Toàn Tiêu 全椒 An Huy 安徽, tiểu thuyết gia trứ danh đời Thanh. Ông xuất thân hào môn vọng tộc, từ nhỏ đã thông minh hơn người, lại thêm khắc khổ học tập nên từ lúc còn rất nhỏ đã bác học đa tài.
          Năm 23 tuổi Ngô Kính Tử đậu Tú tài, nhưng nhiều lần thi tiếp đó đều không đậu. Sau khi phụ thân bị oan ức mà chết, Ngô Kính tử nhìn thấy rõ quan trường hắc ám nên không còn nhiệt tâm với thi cử. Từ đó về sau, ông thâm nhập cơ sở xã hội, kết bạn tam giáo cửu lưu. Con người ông hào sảng khoáng đạt, gặp những ai nghèo khổ hơn mình, ông ra tay cứu giúp. Chẳng mấy năm, gia sản của ông hao tận.
          Năm 36 tuổi, do bởi cuộc sống bức bách, Ngô Kính tử rời quê nhà đến Nam Kinh. Sự phồn hoa của Nam Kinh cùng những điều xấu xa được phồn hoa che đậy đã bị ông nhìn thấu, càng kích phát ông nghĩ đến cách cải tạo xã hội.
          Năm 39 tuổi, Ngô Kính Tử bắt đầu viết Nho lâm ngoại sử 儒林外史, nhưng do bởi quá nghèo, nên thường cầm cố quần áo đồ vật và bán văn để sống qua ngày, trong nhà cũng thường không có gạo để nấu, chỉ nhờ vào bạn bè tiếp tế. Mùa đông, ông bị rét đến mức tay chân tê cóng không thể viết, nên hẹn cùng với vài người bạn ra ngoại thành chạy bộ, tay chân ấm dần lên mới về nhà tiếp tục viết.
          10 năm sau, khi Ngô Kính Tử 49 tuổi, bộ trứ tác đồ sộ Nho lâm ngoại sử với 30 vạn chữ cuối cùng đã được hoàn thành.
          Ngô Kính Tử đã đem những gì thấy được nghe được trong cuộc sống cùng chân thiện mĩ và những cái giả tạo xấu xa của một số văn nhân trong khoa cử khảo thí phô bày ra để răn người sau, tác phẩm trở thành kiệt tác của tiểu thuyết phúng thích cổ điển Trung Quốc.

                                                                      Huỳnh Chương Hưng
                                                                     Quy Nhơn 05/5/2015

Nguyên tác Trung văn
NGÔ KÍNH TỬ DỮ “NHO LÂM NGOẠI SỬ”
吴敬梓与儒林外史
Trong quyển
BÁCH GIA TÍNH
百家姓
Biên soạn: Triệu Dương 赵阳
Cát Lâm Đại học xuất bản xã, 2005
Previous Post Next Post